Phụ Lục
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Squid Game là một trong các hiện tượng của năm 2021 khi nó từ hư không vươn lên trở thành bộ phim truyền hình Netflix được xem nhiều nhất mọi thời đại. Theo tin tức mới nhất thì cha đẻ của nó là Hwang Dong-hyuk đang bắt tay vào việc làm ra Squid Game Season 2, nhưng Netflix vẫn chưa chính thức công bố điều này. Có thể chúng ta sẽ phải chờ lâu để được xem tiếp Squid Game. Nếu bạn không thể chờ đợi, chúng tôi có danh sách những bộ phim giống phim Trò Chơi Con Mực mà bạn có thể thưởng thức ngay bây giờ.
Có thể những người sáng tạo ra Squid Game đã xem anime Kaiji: Ultimate Survivor hoặc ít nhất thì cũng tham khảo bộ phim này, bởi vì hai series có những điểm tương đồng đến kỳ lạ. Nó nói về một chàng trai phải tham gia vào một loạt các trò chơi với những người cũng đang chìm ngập trong nợ nần, tất cả nhằm mục tiêu thoát khỏi các khoản nợ họ đang phải gánh chịu.
Các trò chơi bao gồm oẳn tù tì, đi dây thăng bằng,… trong khi những người khác đặt cược vào những ứng viên mà họ nghĩ sẽ giành chiến thắng. Giống như Squid Game, đây là một bộ phim hắc ám khi các nhân vật phải đối mặt với rủi ro cực cao, phải không ngừng bày ra mưu mô để lừa gạt nhau nhằm giảm bớt các khoản nợ của họ. Nó thực sự là một trong những bộ phim giống phim Trò Chơi Con Mực nhất hiện nay!
Tiếp tục là một bộ phim Nhật nữa, nhưng lần này là phim do người thật đóng. Series này cũng được trình chiếu trên Netflix và có thể được đơn giản hóa thành "bạn chơi và giành chiến thắng trong trò chơi HOẶC BẠN CHẾT!" – giống hệt Trò Chơi Con Mực. Cũng như Squid Game, bộ phim này cũng sẽ có phần 2 và dự kiến sẽ được phát hành trong tháng 12/2022.
Alice in Borderland kể về một chàng trai đam mê trò chơi điện tử và hai người bạn của anh ta, những người bất ngờ rơi vào trong một Tokyo song song, nơi họ buộc phải chơi nhiều trò chơi khác nhau để tồn tại. Không giống như Squid Game, thử thách ở đây là giải quyết các vấn đề hơn là cạnh tranh với những người khác, nhưng một khi trò chơi bắt đầu thì bạn cũng sẽ được nhìn thấy những cảnh bạo lực rùng rợn xảy ra!
Dĩ nhiên là Battle Royale phải nằm trong danh sách những bộ phim giống phim Trò Chơi Con Mực, hay nói đúng hơn là Trò Chơi Con Mực giống Battle Royale. Đây là một trong những bộ phim đầu tiên thực sự định nghĩa thể loại bạo lực đầy máu me và chết chóc này. Thêm vào đó, bộ phim này có thể là lý do tại sao cháu trai của bạn nghiện Fortnite và các tựa game cùng thể loại khác.
Bộ phim Nhật được phát hành năm 2000 này lấy bối cảnh trong thời điểm mà một chính phủ độc tài thực hiện những biện pháp cực kỳ nghiêm khắc để hạn chế tình trạng phạm pháp của trẻ vị thành niên: một lớp trung học được đưa đến một hòn đảo nơi họ được cho là giết nhau cho đến khi một người còn sống. Nghe không phải là một kế hoạch hấp dẫn cho đời thực, nhưng lại là một thiết lập tuyệt vời cho một bộ phim.
Đây không phải phim truyền hình mà là phim điện ảnh với ngôi sao hành động Jason Statham thủ vai chính. Nó lấy bối cảnh một nước Mỹ đang sụp đổ do khủng hoảng kinh tế, và hàng triệu người Mỹ tìm cách trốn tránh sự thật bằng cách xem những tên tội phạm với án tù chung thân đua xe bọc thép trên đảo Terminal. Sẽ có 2/3 số người tham chiến thiệt mạng nhưng người chiến thắng sẽ giành được phần thưởng là sự tự do. Vì vậy, chúng tôi tin rằng Death Race có chỗ trong top những bộ phim giống phim Trò Chơi Con Mực.
Nhân vật chính của phim là anh chàng thợ nguội Jensen Ames vừa bị bắt vì tội giết vợ của mình. Bị đưa đến Đảo Terminal, anh ta bị gã cai ngục Hennessey buộc phải giả dạng làm nhà vô địch đeo mặt nạ nổi tiếng (nhưng hiện đã chết) Frankenstein để tham gia các cuộc đua xe, hoặc rục xương trong tù. Liệu một người đàn ông ẩn danh đằng sau chiếc mặt nạ có thể trả thù và giành được sự tự do?
Cái tên cuối cùng trong danh sách những bộ phim giống phim Trò Chơi Con Mực là 3%, một bộ phim dành cho thanh thiếu niên của Brazil. Nó lấy bối cảnh Brazil dưới sự cai trị của một chính phủ độc tài, trong đó các thanh niên 20 tuổi có một cơ hội trốn thoát cuộc sống nghèo khó để đến với giàu có và hạnh phúc trên một hòn đảo thiên đường. Nhưng để làm được như vậy, họ phải được chấp thuận trong khi trải qua "The Process", một loạt các bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá giá trị của ứng viên. Các bài kiểm tra bao gồm từ cuộc phỏng vấn đơn giản để giải quyết hiện trường vụ án giả để giải mã ảo giác gây ra bởi khí gas. Nhưng giống như Squid Game, mục tiêu của bạn là lọt vào vòng tiếp theo và vượt qua những đối thủ khác.