Phụ Lục
“Nghiện game có tác hại gì và làm sao để chữa khi con tôi có vẻ đã dính phải?” – Đó là mối quan tâm thường trực của rất nhiểu phụ huynh ngày nay. Tuy nhiên để có cái nhìn rõ hơn và nhiều thông tin hơn, chúng ta cần suy xét kỹ qua các góc nhìn khác nhau.
Nghiện game được WHO xếp vào một chứng bệnh về tâm thần kinh vì vậy các bậc phụ huynh cần phải cẩn thận trong việc tiếp cận và xử lý. Nếu quá nóng nảy hoặc không đủ hiểu biết dễ làm mọi thứ trầm trọng hơn và có thể đi đến việc không còn cứu vãn được nữa. Vậy làm sao để hiểu và tiếp cận đúng vấn đề khó nhai này?
Nghiện game, từ ngữ kinh khủng nhưng không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh. Theo đà phát triển của thế giới game và sự phổ biến của điện thoại di động, hầu như bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với game và rơi vào hoàn cảnh nghiện game. Đặc biệt giới trẻ với tinh thần còn non nớt và ít trải nghiệm cuộc sống lại càng dễ sa đà vào đó.
Vậy nghiện game có tác hại gì mà khiến người người kinh sợ như vậy? Như đã nói ở trên, nghiện game là vấn đề của tâm thần kinh nên nó xuất phát từ bên trong tâm trí người nghiện, nó cực kỳ khó lường và để lại hậu quả nghiêm trọng trong khi việc đối phó là rất khó.
Người nghiện game sẽ trượt dài trong cuộc sống từ những biểu hiện nhẹ nhàng ban đầu như bỏ nhiều thời gian hơn vào game, các câu chuyện dần dần toàn xoay quanh game và tần suất ngồi chơi game dần lấn át cuộc sống thực. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì tác hại của nó sẽ tăng dần và nỗi ám ảnh ngày càng khắc sâu vào tâm trí người nghiện game.
Càng dấn sâu vào thì tác hại của nghiện game càng đáng sợ. Người dính vào sẽ bắt đầu điên cuồng lao vào chơi game bất kể ngày đêm. Mọi tâm trí đều lẩn quẩn với game và những suy nghĩ khác về cuộc sống dần dần bị dập tắt. Rồi đến lúc thời gian ăn uống tắm rửa, thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng bị ảnh hưởng bởi việc chơi game.
Kể từ lúc này, người nghiện game bắt đầu rơi vào tình trạng trầm cảm do mất đi những liên kết xã hội và gia đình, sống thu mình, cô độc, cảm giác hoang mang lo lắng, cáu gắt cũng dày vò người mắc. Đến một giai đoạn nặng, ý nghĩ tự tử bắt đầu xuất hiện do những xung đột về vấn đề gia đình và bạn bè, sự cô đơn trong đời thực.
Nó lại càng khiến người nghiện lao vào game nhiều hơn để tìm quên và cái vòng lẩn quẩn ngày càng không có lối thoát.
Thường sẽ có 2 kết cục cho những người nghiện game quá nặng là sẽ mất mạng vì những quãng thời gian chơi game liên tục không ngừng nghỉ và không ăn uống dẫn đến suy kiệt. Hoặc sẽ túng tiền chơi game mà phạm tội dẫn đến bị xử phạt và bị cách ly bắt buộc dẫn đến bỏ game do không còn điều kiện tiếp cận trong thời gian dài.
Nghiện game có tác hại gì thì chúng ta đã biết rồi, nhưng liệu có nên vơ đũa cả nắm khi thấy bất cứ ai chơi game cũng cho rằng đó là người nghiện game? Thực ra chơi game và nghiện game có một khoảng cách nhất định.
Chúng ta ai cũng có nhu cầu giải trí và những game vui nhộn giúp xả stress như candy crush saga, nông trại vui vẻ, xếp kim cương, chim điên,… đều có đông đảo người chơi. Người ta tìm đến game để giải tỏa căng thẳng cũng giống như nghe nhạc, đi xem phim hay… đi nhậu.
Nếu chơi game một cách bình thường thì mọi việc đều ổn cả, thậm chí với việc giúp xả stress, chơi game còn khiến cuộc sống dễ thở hơn. Sống vui sống khỏe vẫn tốt hơn sống với cục stress ngày này qua tháng nọ không xả được đúng không?
Vậy ranh giới nào để phân định giữa chơi game là mạnh và nghiện game? Đó chính là thời lượng chơi game. Nếu bạn bỏ ra tổng cộng 3 tiếng mỗi ngày chia là nhiều đoạn ngắn chơi những lúc rãnh rỗi để giải trí thì nó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu ngồi một lần 3 – 4 tiếng chỉ để cày game và cứ muốn chơi thêm, chơi nhiều hơn bất chấp những công việc khác đang trì trệ thì đó là có vấn đề.
Chính vì vậy, khi có biểu hiện như vậy, bạn cần ngăn chặn ngay. Bạn đã biết nghiện game có tác hại gì rồi đúng không?
Kể từ sau khi WHO chính thức phân loại bệnh nghiện game, cách chữa nghiện game đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Tùy mỗi nhà nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm bản thân mà đưa ra quy trình riêng nhưng tựu chung là giúp cách ly người nghiện khỏi việc chơi game và phục hồi mối liên hệ với cuộc sống.
Các nỗ lực này nhằm đảo ngược quá trình nghiện game, dùng thời gian vui chơi, kết nối bạn bè và những sở thích lành mạnh trong cuộc sống để lấn át quỹ thời gian dành cho chơi game. Dần dần người nghiện sẽ chuyển sang những sinh hoạt bổ ích hơn và từ bỏ thói quen đắm chìm vào game.
Thậm chí từ năm 2018, tại Việt Nam đã có nhà nghiên cứu tâm thần tuyên bố rằng đang tìm hiểu cách sử dụng thuốc để cân bằng trạng thái thần kinh của người nghiện game. Tức là chữa nghiện game bằng thuốc thay vì chỉ dựa vào những hoạt động gián tiếp như giúp hòa nhập cộng đồng đơn thuần.
Nhìn chung sau khi nghiện game được nhìn nhận là một căn bệnh, có rất nhiều nỗ lực để chữa nó được xúc tiến. Nên bạn đừng lo, nếu chẳng may con em có dính phải nghiện game thì vẫn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều chuyên gia.
Bạn đã biết nghiện game có tác hại gì và làm sao để chữa rồi đấy, hãy bớt lo lắng đi và thay vào đó là cẩn trọng khi tiếp cận người nghiện game mà chưa có lời khuyên từ chuyên gia. Hãy kêu cứu, sẽ có người giúp, đừng cố tự giải quyết một cách mù quáng.