Nạn nhân cho sự thiếu hiểu biết đó là cô Ngô Thúy Trình, một nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn đam mê dạy học và văn chương. Những video giảng bài của cô được đánh giá là tạo cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng như chạm vào tâm hồn của mình.
Lẻn vào vườn ăn trộm 'lá đu đủ', 'dân chơi' bị chủ vườn bắt đi cai nghiện Một chú Jerry đã lẻn vào vườn trồng 'đu đủ' của một nhà dân gặm cả khu vườn rồi phê pha đến mức người chủ ... |
Vụ 2 nữ sinh nhảy cầu ở Bắc Ninh: Lộ tin nhắn hẹn nhau 'xuyên không' từ trước Nối tiếp vụ việc 2 nữ sỉnh nhảy cầu Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh, gia đình đau lòng phát hiện hai em đã lên ... |
Đã tìm thấy thi thể, hé lộ lí do hai nữ sinh 'xuyên không' ở Bắc Ninh Đọc những dòng tin nhắn của hai nữ sinh trong vụ việc hai nữ sinh nhảy cầu, phụ huynh chết lặn với lý do đằng ... |
Việc một người ở tuổi của Cô Trình tạo kênh TikTok thật sự là một sự can đảm và đáng khâm phục. Mọi thứ trên kênh của cô đều chân thực, tự nhiên, từ hình ảnh, cách quay, chỉnh sửa, bảng đen, phấn trắng, thước kẻ, sách vở, cho đến trang phục - giống như nhiều giáo viên Văn khác ở Việt Nam.
Theo chia sẻ, cô Trình tạo kênh để giảm nhớ nhung khi không còn dạy học ở trường chứ không phải để nổi tiếng, quảng cáo hay thu hút lượt xem. Thậm chí cô còn truyền đạt cách tiếp cận đề bài, triển khai ý tưởng một cách rõ ràng để học sinh không sợ môn Văn.
Nhưng trong phần bình luận, nhiều học sinh đã để lại những lời lẽ không hay, thậm chí là phản cảm khiến bất ai nhìn thấy cũng không cảm thấy đồng tình.
Đáng nói, đa phần bình luận đều đến từ những em học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Lời lẽ của các em khiến không ít người dùng TikTok phải lắc đầu và đặt câu hỏi về việc, liệu hiện tại các em học sinh đang nghĩ gì khi để lại những lời trêu đùa đó trên trang cá nhân của một giáo viên?
Một số người dùng mạng xã hội cho rằng, nền tảng TikTok đang dạy hư các học sinh. Các em được tiếp cận với nhiều thông tin từ quá sớm nhưng lại không có người hướng dẫn phù hợp dẫn đến những lệch lạc trong tư duy.
Phần lớn cộng đồng mạng đều đồng tình rằng, cả gia đình và nhà trường cần phải cố gắng hơn trong việc dạy dỗ và quan tâm đến con em mình, không chỉ ở nhà mà còn trên cả không gian mạng.