eSports

Hơn lúc nào hết, người Hàn rất cần một chiến thắng tại MSI 2019

Hơn lúc nào hết, người Hàn rất cần một chiến thắng tại MSI 2019

Trong thể thao truyền thống lẫn eSports, không bao giờ có một sự thống trị nào là vĩnh cửu. Mọi triều đại đều có những giai đoạn thăng trầm, có lúc nhục lúc vinh. Trong suốt những năm tháng lịch sử, những triều đại hùng mạnh ấy luôn có những thời điểm mà quyền lực bị lung lay, thậm chí bị truất ngôi bởi những kè thù truyền kiếp.

Trong thế giới Liên Minh Huyền Thoại, Hàn Quốc luôn được xem là cái nôi, là nơi sản sinh ra những game thủ hàng đầu, là nơi khởi nguồn cho mọi meta game. Điều này được minh chứng bởi sự thống trị của người Hàn hầu hết lịch sử 9 năm của LMHT. Tuy nhiên trong những năm qua, khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực đã dần được thu hẹp, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực Trung Quốc. Họ sẵn sàng vung tay quá trán, chi ra những bản hợp đồng kỷ lục cùng những mức lương kếch xù chỉ để lôi kéo những tài năng trên toàn thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc, về phục vụ mình. Vì lẽ đó, người Hàn dần mất đi vị thế độc tôn, để rồi, họ đã phải trải qua những năm tháng tồi tệ của triều đại với những lần ngã ngựa, để lại câu hỏi về vị trí của chính mình trên bản đồ LMHT thế giới.

Nếu không tính kỳ chung kết thế giới đầu tiên với chức vô địch của Fnatic, bởi khi đó, nền Liên Minh Huyền Thoại thế giới vẫn còn non trẻ và chưa được đầu tư kỹ lưỡng, thì người Hàn đã hai lần mất ngôi vương vào tay đối thủ. Năm 2012, Azubu FrostNajin Sword chịu thất bại trước một Taipei Assassins quá xuất sắc của Đài Loan. Đến năm 2018, Invictus Gaming lại lần nữa lên ngôi vương với những nhân tố Hàn Quốc trong đội hình, để lại nỗi buồn cho nền Liên Minh Huyền Thoại xứ kim chi.

Xuyên suốt lịch sử, năm 2014 -2015 là khoảng thời gian khó khăn đối với LMHT Hàn Quốc khi hơn 20 tuyển thủ chuyên nghiệp rời quê hương để đi theo tiếng gọi của những ông chủ nhà giàu Trung Quốc. Tất nhiên, lý do được các game thủ đưa ra phần lớn là tìm kiếm thử thách mới hoặc không chịu được cường độ luyện tập và áp lực thi đấu quá lớn. Báo chí gọi đó là “cuộc di cư lớn của người Hàn” hay “sự chảy máu chất xám nghiêm trọng”.

Năm đó, Trung Quốc đã hạ bệ người Hàn lần đầu tiên trong lịch sử với chức vô địch MSI 2015 của Edward Gaming. Cay đắng thay, nòng cốt của chức vô địch này lại là những người con Hàn Quốc: Kim “Deft” Hyuk-kyu và Heo “PawN” Won-seok. SK Telecom T1 hùng mạnh với sự dẫn đầu của Faker chính là nạn nhân đầu tiên của “cuộc di dân vĩ đại” này. Công bằng mà nói, sự đi xuống của người Hàn cũng là tất yếu, trực tiếp khiến cho nền LMHT thế giới trở nên cân bằng và hấp dẫn hơn. Các giải đấu Chung kết thế giới đã không còn là sân khấu của riêng LCK nữa, mặc dù vẫn còn đó những trận “Chung kết LCK mở rộng”.

Năm 2018 là đỉnh điểm thất bại của người Hàn Quốc khi mà những cái tên đình đám đại diện cho đất nước để chinh chiến tại CKTG đã không thể hiện được gì nhiều. Trớ trêu thay, đây lại là kỳ CKTG đầu tiên được tổ chức ngay trên xứ sở kim chi, và kẻ lên ngôi lại là kỳ phùng địch thủ Trung Quốc. Và một điều trớ trêu nữa, họ đã phải chứng kiến 3 người Hàn Quốc khác ăn mừng chiến thắng: Duke, The ShyRookie.

Về cơ bản, Hàn Quốc là một quốc gia có lòng tự tôn khá cao, và là nơi chỉ có những người đứng đầu mới được thừa nhận. Họ luôn có suy nghĩ cần phải giành chiến thắng, cần phải trở thành số một và bằng bất cứ giá nào. Tư duy này đã trở thành một phần trong sự phát triển của nền eSports Hàn Quốc. Đó là lý do tại sao họ luôn là ứng cử viên số một cho mọi giải đấu mà họ tham dự. Và cho dù đó có là những giải đấu bán chuyên, hoặc những giải tầm trung, thì người Hàn luôn luôn thể hiện quyết tâm đứng trên đỉnh thế giới. Với họ, chiến thắng là tất cả, là duy nhất, những thứ khác có hay không, không quan trọng.

Sự kỷ luật và lối tư duy này là động lực để người Hàn thống trị thời gian 5 năm liên tục của Liên Minh Huyền Thoại với sự hùng mạnh của vương triều SK Telecom T1. Từ năm 2015 đến 2017, các trận chung kết là của người Hàn, mà người ta thường nói vui là “Chung kết LCK mở rộng”. Thậm chí vào năm 2016, có đến 3 trong số 4 đội tuyển lọt vào đến bán kết là của khu vực LCK.

Chiến thắng tại các giải đấu LMHT quốc tế dường như đã trở thành một thói quen, một điều gì đó bất biến đối với người Hàn. Và đến khi thói quen đó không còn được thực hiện, sự bất biến đã không còn xảy ra thì người ta bắt đầu hụt hẫng, khó chịu, thậm chí bắt đầu hoài nghi về nền eSports nước nhà. Tại MSI 2018, Kingzone DragonX thất bại 1-3 trước Royal Never Give Up của Trung Quốc. Hai tháng sau đó, LCK lại tiếp tục thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu Rift Rivals, và đánh bại họ lại là người Trung Quốc.

Đó không chỉ là việc LCK mất chức vô địch thế giới ngay trên sân nhà, mà quan trọng hơn, nó đã dội một gáo nước lạnh lên tham vọng bá chủ của người Hàn. Dưới sự cổ vũ của hàng ngàn hàng vạn khán giả nhà, hạt giống số 3 của khu vực, Gen.G, thi đấu dưới cơ RNG đã đành, họ thậm chí còn đứng bét bảng sau Cloud 9 và Team Vitality. Gen.G trở thành đội tuyển LCK thứ hai trong lịch sử không thể vượt qua vòng bảng. Ở tứ kết, Afreeca Freecs đã trình diễn một thứ LMHT tồi tệ nhất của họ, và dễ dàng để thua 0-3 trước Cloud 9, đội thậm chí chỉ đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng LCS NA mùa xuân. Ngay cả niềm hi vọng số một của Hàn Quốc, nhà vô địch LCK mùa hè KT Rolster, cũng không thể lọt vào vòng bán kết. “Super Team” của người Hàn đã để thua đáng tiếc trong một loạt Bo5 trước Invictus Gaming, đội tuyển sau đó đã lên ngôi vô địch.

Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ Chung kết Thế giới, LCK không có nổi một đại diện lọt vào vòng bán kết, tạo nên một sự “thảm bại” chưa từng có.

Nếu một đội LCK lọt vào trận đấu cuối cùng rồi để thua, thì ít nhất người ta sẽ cho rằng đối thủ của họ quá mạnh. Nhưng đằng này, họ thậm chí không có tên trong số 4 đội mạnh nhất. Họ để ba khu vực lớn khác là LPL, LCS EU và LCS NA xưng hùng xưng bá ngay trên lãnh thổ của mình, trước hàng ngàn fan hâm mộ nước nhà. Những sự thất vọng ngập tràn các khán đài, những câu hỏi được đặt ra trên khắp các trang mạng, những topic được lập nên khắp các diễn đàn chỉ để nói về thất bại của LCK. Và đến khi đó, một câu nói “old but gold” lại xuất hiện.

Nếu bạn có thể làm Chúa chảy máu, người ta sẽ không còn tin vào Ngài nữa.

Những xáo trộn về đội hình tiền mùa giải 2019 cũng không thể lấy lại sự tự tin cho người Hàn Quốc, mặc dù đã có đó “Dream Team” SK Telecom T1. Một số game thủ lão luyện đã nối gót đàn anh rời khỏi quê nhà để đến với những chân trời mới, bao gồm Kuro và ADD (BLG), Gorilla (Misfits), Bang (100T) hay CoreJJ (Liquid). Những tài năng trẻ của rank Thách đấu Hàn cũng chỉ thể hiện sự hòa nhập ở mức trung bình, và dĩ nhiên là chưa đủ để vươn tầm thế giới. Do đó, các đội bắt đầu quay sang tìm kiếm những bản hợp đồng béo bở, thay vì trao cơ hội những lớp kế cận tiềm năng.

Ngay cả với một đội tuyển tập hợp những “siêu tuyển thủ” như SKT bây giờ, LCK cũng sẽ chưa thể ngay lập tức có được thành quả, ít nhất là trong vòng một năm tới. Điều này trực tiếp tạo ra áp lực cho SKT tại MSI 2019, và gần như buộc họ phải giành chiến thắng. May mắn thay, với đội hình gồm những hảo thủ như hiện tại, SKT hoàn toàn có thể hoàn thành nhiệm vụ này. Một Teddy đang cực kỳ sung mãn với những màn thể hiện đỉnh cao bên cạnh Mata, hay một Clid luôn là biến số lớn của đội, một Khan được đánh giá là toplaner có số có má tại Hàn Quốc. Và trên hết, Quỷ vương Faker đã hồi sinh.

Thực tế mà nói, SKT của hiện tại là đội hình LCK tốt nhất được tập hợp cùng nhau từ những người chơi ở các đội khác nhau. Tài năng của họ đã được khẳng định với một đội trưởng và một HLV đã thành danh. Họ khoác lên mình chiếc áo đấu, đồng thời khoác lên mình lòng tự tôn dân tộc, khoác lên niềm hi vọng phục hưng triều đại đã sụp đổ. Giống như rất nhiều lần trong quá khứ, người Hàn Quốc lại hướng ánh mắt và con tim về SKT.

Một lý do khác khiến Hàn Quốc gia tăng khả năng vô địch MSI 2019 đó là, SKT ở giai đoạn mùa xuân đang thể hiện một lối chơi “thiên biến vạn hóa” nhưng vẫn hiệu quả, bằng cách kết hợp bản sắc truyền thống của LCK với những tư duy tiến bộ từ các khu vực khác. Những gì bạn được chứng kiến tại LPL bắt đầu xuất hiện trong các khu vực khác, đặc biệt là LCK.

Bây giờ hoặc không bao giờ, đó chính là hoàn cảnh của LCK hiện tại. Một chiến thắng tại MSI 2019 giải quyết được rất nhiều vấn đề mà người Hàn gặp phải trong năm trước. Đây sẽ là sự chuộc lỗi đối với người hâm mộ nước nhà về màn trình diễn đáng quên tại CKTG 2018. Đồng thời, nó cũng sẽ mang lại hy vọng cho khu vực, trực tiếp khiến LCK mùa hè trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn. Chiến thắng có được từ SKT – đội tuyển từ lâu đã truyền cảm hứng cho LMHT Hàn Quốc – có thể là động lực để các tài năng trẻ và những game thủ Thách đấu Hàn tôi luyện để sánh vai với các đàn anh.

Hơn bao giờ hết, Hàn Quốc cần một chiến thắng tại MSI để ngăn chặn sự thụt lùi của nền eSports lâu năm này. Chắc chắn rằng, một thất bại thứ 3 liên tiếp trên đấu trường quốc tế sẽ tạo ra hiệu ứng domino, đánh gục hàng loạt tham vọng và sự tự tin của người Hàn Quốc. Để rồi, năm 2019 có thể tiếp tục là một năm buồn của LCK.

Mọi con mắt tiếp tục đổ dồn về SKT, mọi con tim sẽ dõi theo từng bước tiến của họ tại MSI 2019. Thời gian chỉ còn được tính bằng giờ trước khi giải đấu được chờ đợi này chính thức khai màn. Hà Nội với cái nóng tháng 5 sẽ đón chào những game thủ hàng đầu thế giới đến đây tranh tài. Sức nóng tại nhà thi đấu chắc chắn sẽ còn hơn những ngày 35-36 độ dưới trưa hè thủ đô. Tuy nhiên, những fan hâm mộ nhiệt thành nhất sẽ đến đây, cổ vũ cho những game thủ mà lần đầu tiên họ được chứng kiến bằng xương bằng thịt. Người ta lại mong chờ một SKT khẳng định vị thế nhà vua của LMHT thế giới, để kéo lại một triều đại LCK đang dần rệu rã.

LỊCH ĐĂNG VIDEO

UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

user_avt
Bình luận nội dung
Gửi

Cùng chuyên mục

BTC công bố bảng đấu chính thức bộ môn LMHT tại Road To Asian Games 2022
eSports

BTC công bố bảng đấu chính thức bộ môn LMHT tại Road To Asian Games 2022

ZiiaT

31/05/2023

Đội tuyển đại diện Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam sẽ góp mặt tại vòng loại Road To Asian Games 2022 vào ngày 15/06 sắp tới, dự kiến ​​sẽ chạm trán với những đối thủ đến từ Đông Nam Á.

Tất tần tật thông tin toàn bộ Tộc / Hệ mới trong ĐTCL Mùa 9
eSports

Tất tần tật thông tin toàn bộ Tộc / Hệ mới trong ĐTCL Mùa 9

ZiiaT

31/05/2023

Phiên bản sắp tới của ĐTCL hướng đến việc làm mới cách chơi ở các tộc/hệ hiện tại sau khi khá thành công ở Mùa 8.

LMHT và VALORANT đồng loạt gặp lỗi máy chủ đột xuất ngày 31/05/2023
eSports

LMHT và VALORANT đồng loạt gặp lỗi máy chủ đột xuất ngày 31/05/2023

M Mean Híu

31/05/2023

Lỗi đột xuất của Client Riot Games khiến game thủ VALORANT và LMHT hiện không thể đăng nhập vào game.

LMHT: "Tương tác" khó hiểu khiến Mặt Nạ Vực Thẳm làm mất nội tại của Trượng Trường Sinh
eSports

LMHT: "Tương tác" khó hiểu khiến Mặt Nạ Vực Thẳm làm mất nội tại của Trượng Trường Sinh

G GloryN

31/05/2023

Mặt Nạ Vực Thẳm sẽ làm mất đi nội tại Vĩnh Hằng của Trượng Trường Sinh.

VALORANT: Riot muốn 'tạm biệt' Viper với đợt nerf siêu thảm tại bản cập nhật 6.11
eSports

VALORANT: Riot muốn 'tạm biệt' Viper với đợt nerf siêu thảm tại bản cập nhật 6.11

M Mean Híu

30/05/2023

Dù không còn quá bá đạo như trước, song Viper vẫn tiếp tục bị giảm sức mạnh tại bản cập nhật tới.

VALORANT: Làm gì khi địch sử dụng 'gay gun' Odin?
eSports

VALORANT: Làm gì khi địch sử dụng 'gay gun' Odin?

M Mean Híu

30/05/2023

Gặp phải Odin đúng là rất khó chiu, nhưng không vì thế mà chúng ta không có cách khắc chế.

Asian Games 2022: Việt Nam công bố đội hình chính thức của bộ môn PUBG Mobile
eSports

Asian Games 2022: Việt Nam công bố đội hình chính thức của bộ môn PUBG Mobile

ZiiaT

30/05/2023

Đội tuyển đại diện Việt Nam tham dự Asian Games 2022 bộ môn PUBG Mobile chiếm phần lớn là thành viên của Box Gaming.

Lịch thi đấu Asian Games 2022 các bộ môn Esports mới nhất hôm nay
eSports

Lịch thi đấu Asian Games 2022 các bộ môn Esports mới nhất hôm nay

ZiiaT

30/05/2023

Thời gian sắp tới, Asian Games 22 sẽ chứng kiến ​​sự góp mặt của nhiều bộ môn thể thao điện tử, hứa hẹn mang đến nhiều diễn biến hấp dẫn.

Lịch thi đấu LCK mùa Hè 2023 mới nhất hôm nay - Liệu ngôi vương LCK có đổi chủ?
eSports

Lịch thi đấu LCK mùa Hè 2023 mới nhất hôm nay - Liệu ngôi vương LCK có đổi chủ?

ZiiaT

30/05/2023

LCK mùa Hè 2023 chuẩn bị khởi tranh thời điểm 07/06 hứa hẹn cuộc chiến kịch tính mới để tìm ra tân vương quốc nội.

Free Fire: Top 3 khẩu tiểu liên “lột xác” sau bản cập nhật OB40
eSports

Free Fire: Top 3 khẩu tiểu liên “lột xác” sau bản cập nhật OB40

ZiiaT

30/05/2023

Trong bản cập nhật OB40 sẽ có rất nhiều sự thay đổi mới mẻ, đặc biệt nhật là tăng sức mạnh đột ngột của các loại súng tiểu liên.