Nghề đao phủ là một công việc độc đáo trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Thông qua các bộ phim và chương trình truyền hình, chúng ta thường thấy đao phủ là những người to lớn, hung dữ, cầm đao sắc bén, nhưng trên thực tế, không có quy định cụ thể về ngoại hình của những người làm việc trong ngành này.
Rùng mình với hồn ma cô dâu nhảy múa bên hồ Tân Nương ở Hong Kong Hong Kong được biết đến là nơi pha trộn văn hóa Đông - Tây, nhưng cũng ẩn chứa nhiều truyền thuyết đô thị làm người ... |
8 hủ tục rùng rợn Trung Quốc, điều cuối cùng sẽ khiến 'bạn và ai đó' mất ngủ đêm nay! Trung Quốc có rất nhiều hủ tục dân gian đã bị loại bỏ, nhưng vẫn thu hút sự chú ý của mọi người, khiến chúng ... |
Gót chân hoa sen: Hủ tục dành cho bé gái quá ghê sợ của Trung Quốc Người xưa có rất nhiều quan niệm và cách làm đẹp kỳ lạ, một trong số đó phải kể đến hủ tục bó chân của ... |
Trong lịch sử, các đao phủ thường được mô tả là những người có tướng mạo hình thường, hơi hung dữ, và đa phần là đàn ông.
Lý do nghề này thường chỉ dành cho đàn ông là vì đao phủ được xem là nghề "giết người hợp pháp". Việc chặt đầu người khác có thể khiến những người làm nghề này gặp vấn đề về tâm lý và chịu áp lực lớn từ dư luận.
Những người làm nghề đao phủ phải có một tâm lý cứng, một số còn thực hiện vài nghi thức để bản thân được "thanh thản" sau khi hành quyết. Nhưng dù rủi ro lớn là thế, nhiều người vẫn chọn đi theo con đường này bởi mức lương khổng lồ và những đặc quyền mà nó mang lại.
Nói theo nghĩa hiện đại, đao phủ là "công nhân viên chức nhà nước" nhưng lại có lương cao hơn mặt bằng chung. Mức lương của đao phủ sẽ rơi vào khoảng 50 ngân lượng, tương đương với 30.000 tệ hiện nay (khoảng 100 triệu VNĐ), trong khi các chức quan khác như lính tuần chỉ có 5 ngân lượng.
Chưa hết, thời gian làm việc của nghề đao phủ không cố định, chỉ khi có tử tù thì mới phải làm việc, mỗi lần làm chỉ cần đúng 1 canh giờ vào giờ ngọ, sau đó có thể tan làm sớm. Chính vì thế mà dù điều kiện làm việc khắc nghiệt, nghề đao phủ vẫn chưa bao giờ thiếu nhân lực.
Có điều ngày nay, nghề này đã không còn tồn tại do hình phạt chém đầu đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, nó vẫn là một phần quan trọng của lịch sử Trung Quốc và luôn thu hút sự tò mò của nhiều người.