Ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến và các vùng ven biển của Đài Loan có một phong tục dân gian cổ xưa tên là “tiễn sát."
Đây một nghi lễ trừ tà truyền thống và là một phong tục thường xuất hiện trong tang lễ ở Đài Loan. Người xưa tin rằng, những người tự tử bằng cách treo cổ sẽ biến thành quỷ, quay về dụ người khác thế mạng cho mình. Vậy nên sợi dây dùng để treo cổ sẽ được nhúng máu vịt và đưa ra bờ biển hoặc của sông gần đó để đốt.
Rùng mình với hồn ma cô dâu nhảy múa bên hồ Tân Nương ở Hong Kong Hong Kong được biết đến là nơi pha trộn văn hóa Đông - Tây, nhưng cũng ẩn chứa nhiều truyền thuyết đô thị làm người ... |
"Thiếu niên hoa hồng": Ca khúc dựa trên vụ án có thật gây rúng động ở Đài Loan "Thiếu niên hoa hồng" là ca khúc được Trần Tín Hồng sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện đầy bi thương của cậu bé ... |
Sự thật lạnh sống lưng đằng sau bài đồng dao "Em gái cõng búp bê" Tương tự với Giá Y, "Em gái cõng búp bê" cũng là một trong những bài đồng dao bị cấm ở Trung Quốc vì câu ... |
Nghi lễ được cử hành lúc nửa đêm để tránh bị ảnh hưởng. Các pháp sư sẽ mặc trang phục và đeo mặt nạ Chung Quỳ, vừa đi vừa dán bùa, ra hiệu mọi người tránh xa, nếu không sẽ bị ác quỷ “bắt chết thay”.
Đóng cọc thô là hủ tục chôn sống người ở công trường khi xây nhà, xây cầu. Theo dân gian, trước khi xây cầu, người dân sẽ chọn một chàng trai và một cô gái còn trinh làm vật hiến tế. Chàng trai sẽ bị chôn sống ở phía đầu cầu, còn cô gái sẽ bị chôn sống ở cuối cầu. Hai người này sẽ trở thành những người bảo vệ cây cầu, giúp ngăn lũ quét.
Hủ tục đáng sợ này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc mà còn xuất hiện ở Nhật Bản và Triều Tiên. Nói đúng hơn, hủ tục này có mặt trong tất cả nền văn hóa kiến trúc thuộc Đông Á xưa.
Thời xưa, các đập ngăn lũ thường xuyên bị sập do vật liệu xây dựng không được kiêng cố như hiện tại. Một số nơi sẽ hiến tế người sống cho Hà Bá để ngăn lũ quay lại. Việc này được ghi lại rất nhiều trong nhiều trong kho tàng của các Đông Á.
“Hang Ông già” hay “Hang tử thần” là một cái hang có kích thước bằng một người ở trên vách núi hoặc trong bụi rậm, dùng để con cái vứt bỏ cha mẹ mình khi họ đã già, mất khả năng lao động. Hủ tục này có thể xem là một sự châm biếm đối với đất nước đề cao chữ hiếu như Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc cũng có một hủ tục tương tự. Khi cha mẹ già, con cái sẽ cõng họ lên núi và bỏ mặc họ ở đó.
Đây là từ để chỉ những người cô gái quá lứa ở Tương Tây. Tương truyền, sau khi vào hang, những người phụ nữ này sẽ có khả năng khóc ra lá và có thể sống dù không ăn uống gì. Người dân trong bộ lạc tin rằng, các cô gái đã kết hôn với thần cây và thần giếng nên khi những cô gái này chết, người nhà sẽ tổ chức đám cưới để bày tỏ niềm vui mừng.
Theo truyền thuyết, cổ trùng sẽ bám vào người phụ nữ để làm hại người khác. Những người phụ nữ bị cổ trùng ám được gọi là “cô gái trùng”. Người Miêu ở Trung Quốc tin rằng, ngoài cổ trùng còn có bùa rắn, bùa ếch, bùa kiến, bùa sâu bướm, bùa chim sẻ, bùa rùa,... Tương truyền nếu không được cho ăn đầy đủ, cổ trùng sẽ tấn công chủ nhân mình.
Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, nhiều cô gái chưa chồng có thể thực hiện nghi lễ thoát xác để xuống âm phủ thăm người thân quá cố. Các cô gái miêu tả họ thấy mình được đưa vào khu vườn đầy hoa, những bông hoa ở đó tượng trưng cho những người sống ở trần gian. Những chậu có hoa mọc tươi tốt, lá xanh nghĩa là người đó khỏe mạnh, sống lâu, còn chậu có hoa mọc thưa thớt, lá héo vàng nghĩa là tuổi thọ người đó sắp hết.
Minh hôn, còn gọi là âm hôn hay đám cưới ma, là nghi lễ kết hôn giữa hai người đã qua đời hoặc giữa một người đã khuất và một người còn sống. Lễ cưới bao gồm một mâm cỗ tang cho chú rể, cô dâu và có một bữa tiệc linh đình. Nếu cả hai đều đã qua đời, xương của cô dâu sẽ được đặt chung mộ với chú rể.
Đến hiện tại, nhiều người Trung Quốc vẫn tin rằng nếu nhà có người chết trước khi kết hôn thì gia đình sẽ gặp xui xẻo nên cần phải tổ chức hôn lễ để trấn an vong hồn.