Khi được hỏi về những ý tưởng hay cảm hứng nào để Rockstar tạo nên một thế giới Red Dead Redemption 2 tuyệt mỹ như vậy, Aaron Garbut – chỉ đạo nghệ thuật của hãng đã đơn giản trả lời như sau:
- “Về tổng thể chúng tôi không muốn Red Dead Redemption 2 phỏng theo các tác phẩm điện ảnh hay hội họa, chúng tôi muốn xây dựng thế giới của mình chứ không phải dựa trên các ý tưởng có sẵn. Rất nhiều trải nghiệm trong game như ánh sáng, camera, thời tiết và cả hệ thống ngày đêm đều sẽ xoay quanh lựa chọn của người chơi, chúng tôi muốn tạo nên một thứ độc nhất vô nhị chưa từng làm từ trước tới nay.”
Mặc dù vậy thì hình ảnh trong Red Dead Redemption 2 lại có vẻ như lấy cảm hứng khá nhiều từ các họa sĩ nổi tiếng, cũng như phong cách vẽ tranh của họ, đó có thể là một phần quan trọng làm nên thành công như hiện tại.
Bỏ qua những khác biệt về lối chơi cơ bản, có lẽ chiều sâu cốt truyện là thứ đã giúp God of War đánh bại Red Dead Redemption 2 trong giải GOTY năm nay.
Đầu tiên chúng ta hãy nói về phần ngoại cảnh cũng như các yếu tố làm nên thành công của Red Dead Redemption 2 – hình ảnh và độ chân thực của môi trường trong game. Ở thế kỷ 19 tại Mỹ, mốc son của những cuộc khai phá đất đai (cùng thời với Red Dead Redemption 2), phong cách hội họa lúc đó đề cao tính lãng mạng với những bức vẽ mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang dã tại miền viễn Tây.
Một trong những phong cách nổi tiếng nhất lúc đó là Hudson River School, nó được một nhóm các họa sĩ có cái nhìn thẩm mỹ theo hướng “cuồng tín” với các cảnh đẹp tự nhiên, đặc biệt là những bức vẽ mô tả độ hùng vĩ của cảnh vật. Các bức tranh theo trường phái Hudson River School chú trọng về cái đẹp giữa con người và thiên nhiên, thể hiện qua sự gắn kết giữa các chi tiết. Những họa sĩ của phong cách này rất thích chọn những cảnh vật cực rộng nằm ở miền biên viễn tại Mỹ, đặc biệt là các địa điểm còn hoang sơ.
Nếu bạn đã từng mê mẩn với những cảnh đẹp trong Red Dead Redemption 2, thì có thể thấy rõ sự giống nhau giữa hình ảnh trong game và trường phái Hudson River School – nó thể hiện qua màu sắc cũng như cách mà hai bên chọn tâm điểm cho các shot hình của mình. Thực tế thì có những bức vẽ của Hudson River School có khổ lên tới trên 3 mét, do đó bạn có thể hiểu mức độ hùng vĩ của nó được đề cao ra sao, thí dụ như hình dưới.
Đi giữa Sierra Nevada, California (tác giả Albert Bierstadt)
Có vẻ như Red Dead Redemption 2 học hỏi hoặc lấy cảm hứng từ trường phái Hudson River School khá nhiều, nhất là trong các trường đoạn đại cảnh. Điều này thể hiện qua cách đặt camera của game, khi các game màu nhạt được rải đều xung quanh và càng lúc càng hướng cặp mắt người chơi về những cảnh vật phía xa. Thực tế Red Dead Redemption 2 không chú trọng vào việc tìm cách để nổi bật độ tương phản hay các hình ảnh có cường độ lớn xuất hiện liên tục, mà nó tạo cảm giác choáng ngợp khi bạn chuyển góc nhìn lên cao, cũng như làm cho phong cảnh trở nên càng lúc càng rộng hơn.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều người có cảm giác Red Dead Redemption 2 có lối chơi chậm và hơi buồn ngủ, đó là vì Rockstar đã tạo ra thật nhiều cảnh vật góc rộng nhất có thể, qua đó tận dụng tối đa ảo ảnh tiêu cự của mắt người để khiến mọi thứ trở nên hoành tráng hơn. Nếu so sánh cụ thể giữa phong cách Hudson River School và Red Dead Redemption 2, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự tương đồng giữa việc kéo căng tầm nhìn ra nhiều nhất để tạo hiệu ứng hùng vĩ cho người xem.
Một cảnh đẹp trong Red Dead Redemption 2
Tiếp theo hãy nói về một điểm nữa mà Red Dead Redemption 2 có thể đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm hội họa, đó là cách dùng và phối màu trên các vật chuyển động như con người hay xe cộ. Chúng ta đang nói về một trong những họa sĩ vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19 đầu 20 - John Singer Sargent, ông được coi là người chuyên vẽ chân dung giỏi nhất thời đó, với hơn 900 bức tranh sơn dầu lấy cảm hứng từ những lần du lịch trải dài khắp thế giới.
Hiện tại đã có rất nhiều game thủ đã cày xong Red Dead Redemption 2, nhưng tựa game này vẫn còn các bí ẩn mà chưa ai giải thích hay tìm ra được.
Phong cách của John Singer Sargent khá đặc biệt, ông không sử dụng lối vẽ tỉ mẩn sử dụng màu cơ bản và từ từ chồng chúng lên nhau từng chút một để tạo bối cảnh. John quăng tất cả vào một bản vẽ duy nhất, sử dụng kỹ thuật đổ bóng để khiến bức tranh của mình có cảm giác thật hơn mặc dù nó hầu hết chỉ là các gam màu nhạt.
Chân dung tự họa của John Singer Sargent
Kỹ thuật này có vẻ cũng được Rockstar sử dụng trong Red Dead Redemption 2, khi họ để bối cảnh lộ các phần da thịt trên khuôn mặt nhiều nhất có thể, tránh việc phản chiếu ánh sáng để khiến chúng mờ ảo hơn. Các tông màu ấm và sáng được sử dụng triệt để, việc này làm các nhân vật của Red Dead Redemption 2 rõ nét hơn hẳn các tựa game khác trên thị trường, kể cả phần một Red Dead Redemption hay thậm chí là Grand Theft Auto 5.
Một điều nữa là Rockstar rất thích dùng các màu sáng như việc làm cho nhân vật đỏ ửng lên ở má và hai bên tai, bằng cách này họ có thể làm nổi bật hơn những phần da thịt đó để tạo cảm giác đó là một người thật. Đây là kỹ thuật được John Singer Sargent đưa thường xuyên vào các bức tranh của ông, mặc dù tất nhiên Red Dead Redemption 2 chưa thể đạt tới độ hoàn hảo như vậy, nhưng nó cũng cho thấy sự chăm chút kỹ lưỡng của Rockstar trong phần đồ họa.
Để ý má và tai của Arthur
Việc Red Dead Redemption 2 có lấy cảm hứng từ những danh tác lớn hay không thì vẫn là một ẩn số, nhưng chúng ta đều có thể thấy nó đã làm được gì với phần cứng bắt đầu già nua của Playstation 4. Thay vì cố tìm cách nâng cấp đồ họa, thì Rockstar đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để biến đứa con của mình trở nên “thật” hơn trong mắt người chơi. Do đó bạn đừng ngạc nhiên khi thấy hình ảnh trong Red Dead Redemption 2 lại quá tuyệt vời như vậy, học hỏi từ những người giỏi nhất chưa bao giờ là sai cả.