Phụ Lục
Lý giải cho cụm từ bản sao Dark Souls (Dark Souls clone) chủ yếu đến từ những tựa game có lối chơi giống bản gốc, điển hình nhất là có thanh thể lực, chủ đề hành động chặt chém và độ khó ở mức kinh khủng khiến hầu hết game thủ nản lòng. Những cái tên tiêu biểu của cụm từ Bản sao Dark Souls là: Salt and Sanctuary, Lords of Fallen, Bloodborne, Nioh… hay sắp tới là Code Vein.
Những ngày cuối năm 2017 đang dần kết thúc, và đây là lúc chúng ta nhìn lại xem top game chiến thuật hay nhất trong năm nay.
Trong số các game kể trên thì Nioh và Bloodborne là 2 cái tên có thể coi là nổi tiếng và hay nhất, khi chúng tạo được chất riêng cho bản thân chứ không hẳn chỉ là bắt chước Dark Soul (thực tế thì Bloodborne là em ruột của Dark Soul vì đều do FromSoftware làm ra). Vậy nếu là một tín đồ của những tựa game hardcore vãi cả nồi, và đang tìm kiếm thử thách thì bạn nên chọn Nioh hay Bloodborne để tự hành hạ mình?
Nếu so sánh ra thì phong cách tổng của Nioh và Bloodborne cách nhau như Âm với Dương vậy, một cái máu me kinh dị còn bên kia thì tươi trẻ dễ chịu hơn. Còn nếu tính về chiều sâu (hay còn gọi là đắc đíp) thì Bloodborne hơn hẳn Nioh, cốt truyện Nioh cực kỳ đơn giản khi kể lại hành trình đánh nhau để tìm pet bị lấy cắp của nhân vật chính William, có lồng ghép tí lịch sử của Nhật vào cho nó phong phú.
Còn về cơ bản Bloodborne nói về một thành phố bị bệnh dịch, và nhân vật chính là người đi đến đó để săn đuổi lũ quái vật gây ra chuyện đó. Nhưng 100% người chơi Bloodborne sẽ méo hiểu chuyện gì đang xảy ra trong lần đầu trải nghiệm game, khi nó nhồi nhét một đống thứ khó hiểu vào game. Nó cực kỳ hardcore và là sự tổng hợp kinh dị của tôn giáo, thí nghiệm vô nhân tính, bản ngã con người và cả thuyết tiến hóa của thần linh… chưa kể Bloodborne còn có tới 3 ending, cái nào cũng khó hiểu như nhau đủ làm loạn óc bất kỳ game thủ nào.
Cốt truyện của Bloodborne rất khó hiểu và tăm tối
Hình ảnh cũng tương tự như lối chơi, sở dĩ Nioh được gọi là bản sao Dark Soul phong cách Samurai là có lý do cả, khi mọi thứ trong game đều từ thời kỳ chiến quốc Nhật Bản. Lối ăn mặc trong Nioh có thể dùng từ là đẹp và lòe loẹt để hình dung, nó rất bắt mắt nhưng hơi phi thực tế. Quái vật hầu hết đều từ thần thoại Nhật mà ra, rất quen thuộc với những ai hay chơi các game RPG cổ điển. Nhưng nhìn chung tạo hình của Nioh chỉ đẹp mà không có điểm nhấn, nó rất dễ bị chôn vùi trong hàng tá các game khác có phong cách tương tự.
Bloodborne thì hơi khác một chút, game mang một màu sắc u ám, hay dùng đúng từ hơn là kinh dị vãi cả nồi từ đầu tới cuối. Trong Bloodborne nói ngắn gọi là không có con người bình thường, tất thảy đều là một lũ không điên loạn thì cũng bị thí nghiệm cho thành điên luôn. Quái vật trong đây là tổng hợp của mấy trí tưởng tượng quái thai, thí dụ như một bộ não dính đầy nhãn cầu, mấy cái xác chết chồng chất lên nhau hoặc một con boss cuối với đầy xúc tu lòng thòng không khác gì phim “hành động” 18+.
Nioh thì cảm giác giống một bộ phim dành cho Teen hơn
Về cốt truyện hay hình ảnh, Bloodborne đều trội hơn, không phải do Nioh làm kém mà đó chủ yếu là phong cách của 2 nhà phát triển các tựa game này. Tuy mang danh là bản sao Dark Souls nhưng các bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ sự liên quan nào về cốt truyện hay hình ảnh cả, Nioh và Bloodborne là các tựa game độc lập với phong cách riêng biệt của chúng.
Khó, khó vãi cả nồi và khó kinh dị khủng hoảng, éo phải dành cho người chơi… là những cụm từ bạn sẽ thường phải thổ ra khi chơi bất kỳ thứ gì có liên quan tới dòng game này, bất kể là bản chính hay bản sao Dark Souls. Tất nhiên cả Nioh lẫn Bloodborne đều thuộc dạng quái vật, với độ khó ngang ngửa hoặc thậm chí là vượt qua cả Dark Souls ở vài mặt, nhưng dù vậy thì chúng cũng có phong cách hoàn toàn khác biệt trong lối chơi.
Đầu tiên hãy nói về Nioh, vũ khí của tựa game này chia theo lớp với các loại như: katana, song kiếm, câu liêm, giáo, rìu… các loại. Mỗi lớp sẽ có phong cách chiến đấu và tốc độ khác nhau, nó cho phép người chơi chọn lối đánh cho riêng mình theo tổng thể. Áo giáp trong Nioh cực kỳ đa dạng và đi theo bộ, chúng cũng phân lớp thành giáp nặng và nhẹ, giáp càng nặng thì phòng thủ càng cao nhưng bù lại phải tốn nhiều thể lực hơn khi mặc.
Chính số lượng khổng lồ của trang bị trong Nioh nên tựa game này rất nặng về cày cuốc cũng như kết hợp vũ khí, nó đúng kiểu RPG truyền thống là “cái nào xịn thì đổi sang cái đó”. Càng về sau vũ khí càng phải nâng cấp nhiều, nên thời gian cày cuốc trong Nioh rất lớn nếu bạn muốn có đồ thật sự vô đối.
Nioh là phong cách Nhật Bản
Tiếp theo đó là Bloodborne, điểm khác biệt chính của tựa game này với Nioh là về số lượng vũ khí và áo giáp. Vũ khí trong Bloodborne được chia theo loại chứ không theo lớp như Nioh, mỗi cây sẽ có phong cách chiến đấu tùy thuộc người sử dụng hoặc theo hình dạng của chúng. Thí dụ như: Saw Cleaver là một cây cưa tay tầm gần, đánh nhanh và sát thương mạnh lên các quái vật lớp Beast. Trong khi đó Ludwig's Holy Blade là đại trường kiếm đánh mạnh nhưng chậm, còn Rakuyo là song kiếm đánh cực nhanh…
Sự khác biệt còn nằm ở trang bị, áo giáp trong Bloodborne có thể dùng từ “có cũng như không” khi nó có các chỉ số phòng thủ không thực sự khác biệt nhau. Khác với người anh em Nioh hay những bản sao Dark Souls, Bloodborne không có chỉ số cân nặng áo giáp, do đó người chơi có thể mặc bất cứ thứ gì mình thích mà không ảnh hưởng tới phong cách chiến đấu. Hơn nữa áo giáp trong Bloodborne không thể nâng cấp được, nên càng về sau chúng càng vô dụng.
Bloodborne thì đen tối hơn nhiều
Đây chính là nút thắt định hình lối chơi của 2 tựa game bản sao Dark Soul này, có thể xem Nioh chú trọng màu mè và khoa trương, trong khi Bloodborne là đơn giản nhưng thực dụng. Nó thể hiện rõ 2 phong cách làm game tương phản nhau, do đó Nioh và Bloodborne khác biệt ngay từ phần cốt lõi. Cách thiết kế áo giáp và vũ khí cũng phần nào định hình lối chơi, khi trong Nioh muốn có đồ xịn là phải cày cuốc điên cuồng, còn Bloodborne thì chỉ sau 1 lần chơi là bạn cứ vác đồ đó mà đi quẩy mãi về sau. Cả hai đều có phần Newgame+ với độ khó tăng dần đều, nên việc cày cuốc được phần nào khiến Nioh dễ thở hơn Bloodborne.
Chính vì sự khác biệt này cách chơi của 2 bản sao Dark Soul này rẽ nhánh riêng biệt, lối chơi của Nioh gần giống một game đi cảnh hơn là nhập vai, vì hầu hết thời gian màn chơi là bạn đi từ điểm A tới điểm B, giết trùm rồi qua màn, không có các bí mật ẩn quá nhiều. Trong khi đó thế giới của Bloodborne nối liền nhau, với hàng tá nhiệm vụ và trang bị ẩn rải rác khắp nơi, rất dễ bỏ lỡ. Điều này chủ yếu là do cách lựa chọn cốt truyện, khi Bloodborne cực kỳ hardcore và khó hiểu, còn Nioh thì đơn giản theo kiểu Shounen manga – gặp ai cũng đập rất có mùi thanh niên trẩu tre.
Vũ khí trong Nioh nâng cấp đa dạng hơn Bloodborne
Nếu là một người thường xuyên chơi những game nhập vai truyền thống phải cày cuốc bục mặt thì Nioh sẽ tạo sự hứng thú cho bạn, bởi vì Bloodborne không có nâng cấp thì càng về sau bạn sẽ càng ít mục tiêu phấn đấu ngoài giết trùm. Ngược lại những người thích sự sâu sắc trong cốt truyện sẽ cảm thấy Nioh không hợp, vì rõ ràng một thằng cha tóc vàng mắt xanh làm Samurai không đúng phong thủy tí nào.
Không có bản sao Dark Souls nào có độ khó thấp cả, bạn cứ chắc chắn là như vậy. Điều này đúng luôn với cả Nioh lẫn Bloodbore, khi việc quái vật đập 2 cái là game thủ lên bảng xảy ra nhiều như cơm bữa. Nhưng nếu xét một cách tỉ mỉ thì giữa 2 bản sao Dark Soul này thì Nioh có phần “dễ” hơn Bloodborne một chút, chủ yếu vì các lý do sau:
- Camera của Bloodborne khóa góc rất tệ, nó theo góc nhìn từ dưới lên chứ không như Nioh là từ trên xuống. Thành ra khi gặp các con boss lớn bạn sẽ thấy mình bị quay vòng vòng xung quanh, rất khó khăn nếu muốn né đòn.- Áo giáp trong Nioh nâng cấp được, Bloodborne thì không.
- Nioh được phép đi lại nhiệm vụ và đánh trùm lại, Bloodborne thì không, điều này làm đồ trong Bloodborne khó kiếm hơn Nioh.
- Nioh cho phép người chơi được reset chỉ số để thử nghiệm nhiều kiểu xây dựng nhân vật khác nhau, Bloodborne không có chế độ này, điểm tăng là tăng luôn không đổi.
- Nioh có các điểm checkpoint trước khi đánh trùm, Bloodborne thì ngược lại, đánh trùm xong mới hiện ra điểm checkpoint.
Tuyển tập "You Die" trong Bloodborne
Tất nhiên cái “một chút” ở đây chỉ bắt đầu xảy ra khi bạn bước vào giai đoạn Newgame+ lần thứ 2 hoặc 3, còn khởi đầu thì 2 game chẳng có gì khác nhau. Bạn vẫn sẽ bị trùm và quái thường nó hành cho lên bờ xuống ruộng, trùm trong cả Nioh lẫn Bloodborne đều thuộc loại biến thái, chuyện đánh một đòn 1/2 cây máu hoặc 1 kích tất sát nó bình thường tới mức không thể bình thường hơn. Cho nên đừng có mà nghĩ Nioh dễ hơn Bloodborne hay ngược lại, đối với người mới chơi thì 2 cái bản sao của Dark Souls này thừa sức cho bạn chết vài trăm lần trước khi phá đảo lần đầu tiên
Dù mang danh là bản sao của Dark Souls, nhưng bản thân Nioh lẫn Bloodborne đều là những tuyệt tác của làng game với số điểm được đánh giá cùng ở mức 9/10. Chọn cái nào đều là do phong cách chơi của bạn, nếu có điều kiện thì tốt nhất chúng ta nên trải nghiệm cả 2, còn nếu không thì Nioh sẽ dành cho ai thích cày cuốc còn Bloodborne phù hợp cho những người muốn một cốt truyện sâu sắc. Chúc các bạn chơi game vui vẻ, không chửi thề quá nhiều với Nioh cùng Bloodborne.