Phụ Lục
Game sinh tồn luôn là thể loại hấp dẫn với bất kỳ game thủ nào, hôm nay hãy cùng Mọt Game điểm qua 5 tựa game xuất sắc của thể loại này ở thời điểm hiện tại nhé.
Ra đời vào năm 2013 và được phát triển bởi Klei Entertainment, Don't Starve đã đón nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ các game thủ toàn thế giới, cũng như từng nhận được bình chọn là game indie hay nhất của năm 2013. Từ đó tới nay mỗi khi nhắc đến game sinh tồn xuất sắc nhất thì người ta luôn nghĩ ngay tới Don't Starve, sức hút của nó thậm chí còn chưa bao giờ giảm bất chấp ngày càng nhiều tựa game mới ra đời.
Don't Starve là game sinh tồn đúng nghĩa nhất khi bắt buộc người chơi phải làm tất cả mọi thứ để sống sót, tất cả đều có lớp lang đàng hoàng thí dụ như bạn bện đá và cỏ lau để tạo thành một cây rìu, dùng cây rìu đó chặt gỗ và dùng số gỗ đó để tạo nên đồ vật khác. Độ chi tiết trong Don't Starve phải nói là hiếm có game nào bù được, khi nó có đầy đủ mọi trạng thái cơ thể, từ đói, lạnh, nóng cho tới sợ hãi và tuyệt vọng. Tuy là một game sinh tồn nhưng lối chơi của Don't Starve lại rất hài hước chứ không hề nặng nề, do đó nó dễ dàng được rất đông game thủ đón nhận nhiệt liệt.
Với bản nâng cấp Don't Starve Together, người con còn có thể sinh tồn với các bạn bè của mình nữa. Đây chính là thứ giữ Don't Starve luôn nằm trong top các tựa game sinh tồn hàng đầu, khi các bản cập nhật mới được ra mắt liên tục để người chơi luôn tương tác với nhau. Chỉ có chơi online bạn mới cảm nhận được cái chất của Don't Starve, khi mà bạn bè sinh tồn với nhau thì ít mà “phá đám” thì nhiều.
This War of Mine có lẽ là sự xuất hiện lạ lùng nhất của dòng game sinh tồn, không như các sản phẩm khác chú trọng vào việc làm sao để sống sót nơi hoang dã, thì This War of Mine lại phác họa về không khí đổ nát cũng như buồn bã của những con người kẹt lại trong chiến tranh. Lối chơi của This War of Mine mang đậm một màu buồn thảm và u ám, giống y như những phận người bất hạnh trong chiến tranh vậy.
Không gian chính của This War of Mine chỉ giới hạn trong ngôi nhà bỏ hoang trong thành phố đổ nát vì bom đạn, với một nhóm vài người dân cư bị kẹt lại giữa cuộc chiến. Cùng nhau, họ phải tìm cách sống sót với rất ít nhu yếu phẩm và các nguy hiểm rình rập xung quanh. This War of Mine không chỉ phác họa sự khó khăn khi sinh tồn trong thời loạn, mà còn cả về tâm lý nhân vật bị giằng xé giữa như cầu sống sót của bản thân và nhân tính đối với những người xa lạ. Bạn có sẵn sàng cướp thức ăn một cặp vợ chồng già, hay bỏ rơi một ông bố bị thương đang tìm cách gặp lại con mình, chính những điều này làm This War of Mine khác biệt và độc đáo.
Tuy có thời lượng không dài như các tựa game sinh tồn khác, nhưng This War of Mine có lối chơi riêng độc nhất vô nhị mà chưa game nào làm được. Bất kể bạn là một fan cứng của thể loại này, hay một tân binh đang tìm kiếm thứ gì đó mới lạ để thỏa mãn trí tò mò của bản thân, thì This War of Mine chắc chắn luôn là sự lựa chọn số một.
Nếu như các game sinh tồn khác tập trung vào phong cách thế giới mở, nơi người chơi có thể làm mọi thứ họ muốn, thì The Long Dark lại đi theo một hướng khác khi kể về hành trình của một người bị lạc nơi hoang dã và tìm mọi cách để sống sót giữa làn tuyết trắng. Không có Zombie, cũng không có quái vật đột biến ghê gớm, bạn sẽ phải đối đầu với cái lạnh cắt da vùng cực, cũng như các cơn giận của mẹ thiên nhiên trong The Long Dark.
Do đi theo hướng chia từng chương theo cốt truyện, nên độ sinh tồn của The Long Dark rất “thật”. Tài nguyên sẽ không thể tự tái tạo hay được tạo ra thừa thãi, bạn sẽ phải di chuyển liên tục để tìm chỗ trú lẫn thức ăn, lần mò trong bóng đêm lạnh giá để giữ mình sống sót. Có thể nói The Long Dark là game theo hướng hardcore cực kỳ khó nhằn, nhưng lại đem đến sự kích thích lớn cho những ai yêu thích thể loại sinh tồn. The Long Dark có 3 chương và càng về sau nó càng khó hơn, một điều nữa là khi bạn chết thì phần save đó cũng tự động bị xóa vĩnh viễn, càng làm game trở nên “sống còn” hơn bao giờ hết.
Đồ họa của The Long Dark theo phong cách Cel shading, với các chi tiết và cảnh vật ở mức độ chi tiết đáng kinh ngạc. Bạn sẽ được chứng kiến các hạt tuyến tung bay trong gió, cảnh tượng cực quang kỳ vĩ tại vùng cực lạnh giá, hay từng tia lửa nhảy múa trong chỗ trú ẩn khi chơi game. Có thể nói The Long Dark giống như một cuốn tiểu thuyết nói về sinh tồn nhiều hơn là game, do đó nó hơi kén người chơi, cả về độ khó cũng như nội dung của mình.
Aragami kể về cuộc đời của Hắc hiệp họ A tên Rá, mang trong mình sức mạnh tà ác đen thui lui như nước cống trong hành trình diệt Thiện phò Ác, đem cái xấu lan tràn khắp nhân gian.
Cơn sốt Playerunknown’s battlegrounds (PUBG) vẫn đang tiếp tục hoành hành và chưa có dấu hiệu dừng lại kể từ khi ra mắt, tính tới thời điểm hiện tại thì tựa game này đã bán được tới hơn 16 triệu bản chỉ sau vài tháng ra mắt và vượt mặt Dota 2 trở thành game chơi nhiều nhất trên Steam, một con số đáng mơ ước với bất kỳ nhà phát hành nào. Có thể nói PUBG là game đi tiên phong của thể loại game sinh tồn mới, đó là phong cách Battle Royale – nơi mà người chơi bị nhốt cùng với nhau trong một cuộc chiến sinh tử.
Điểm hay của PUBG khiến nó hay tới vậy chính là ở các tiếp cận game theo từng người chơi, bạn sẽ bị thả xuống một hòn đảo hoang, chiến đấu cùng 99 người khác với đủ loại vũ khí các loại và ai trụ lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng. Do là một game tương tác đông người như vậy nên độ sáng tạo của PUBG là gần như không giới hạn, bạn không cần phải tìm cách hạ gục đối thủ để chiến thắng, mà có thể “trốn” đi tới khi mình là người cuối cùng còn sống sót. Cảm giác trốn chui trốn nhủi, tìm cách luồn lách khỏi cả trăm người khác chỉ chực chờ tiêu diệt mình cực kỳ kích thích. Đó là lý do tại PUBG lại được nhiều người chơi tới vậy, bất chấp đồ họa chẳng có gì đặc biệt và lỗi thì hàng đống.
Chính vì phong cách “người trụ lại sau cùng” của PUBG đã khiến nó trở thành một game sinh tồn đỉnh cao, nơi mà sở thích của người chơi được thỏa mãn tối đa. Bạn thích làm rambo thì hãy cầm súng mà đi lùa, hoặc hợp tác cùng đồng đội hay làm “phượt thủ” trốn khắp nơi để chờ tới khi mình là người cuối cùng còn trên mặt đất. Yếu tố tự do này chính là tác nhân gây nghiện cho các fan game sinh tồn, cho nên dù có người vào game chỉ được vài phút đã thua cuộc, thì cũng chẳng thể ngăn họ ngồi lỳ hàng giờ trước màn hình để rồi “chết chìm” trong PUBG.