Phụ Lục
Các nhãn hàng hoặc thương hiệu lớn ngày nay thường sử dụng người thật nhằm đại diện thương hiệu. Thế nhưng, họ còn có xu hướng sáng tạo nên các nhân vật ảo nhằm giúp khai thác các nền tảng khác nhau trở nên đa dạng hơn trên không gian mạng.
Điển hình như trường hợp của Samsung Sam được cộng đồng mạng gán cho Samsung nổi như cồn trên mạng xã hội trong vài ngày qua. Mặc dù thực tế “cô ta” không phải là gương mặt đại diện chính thức cho thương hiệu này và cũng chưa từng được Samsung công bố, nhưng sự nổi tiếng của Sam cũng cho thấy cách cộng đồng đón nhận những gương mặt đại diện "ảo" rất có nhiều triển vọng.
Chỉ cần nhìn lại 10 năm trở lại đây, các công ty công nghệ hàng đầu đều có xu hướng sáng tạo nên các nhân vật "ảo" với mục đích tích hợp trí tuệ nhân tạo nhằm giúp đỡ người dùng trở nên thuận tiện hơn. Đối với Apple thì có Siri, Microsoft thì có Cortana, Amazon thì có Alexa hoặc Samsung thì có Bixby.. Đặc điểm chung của các nhân vật "ảo" này đều có giống đọc gốc với giới tính là nữ. Ngoài ra, họ đều còn một đặc điểm khác là sinh ra nhằm phục vụ cho người dùng.
Mặc dù các các tập đoàn lớn chưa từng một lần thử thiết kế ra giao diện hình người cho các nhân vật ảo kể trên, thế nhưng cộng đồng mạng đã thay họ làm điều đó với rất nhiều những phiên bản "con người" cho các nhân vật. Đây được xem là xu hướng chung, bởi một khi họ đã nghe giọng đọc quá quen thuộc thì con người thường có cảm giác muốn tưởng tượng ra ngoại hình của người đọc. Từ đó, chúng ta lại có những phiên bản "độ chế" dành cho các nhân vật kể trên.
Thế nhưng, có những người sáng tạo nên những nhân vật theo hướng nghiêm túc, thì trong cộng đồng mạng cũng không ít có những người lại sáng tạo nên những nhân vật từ các thương hiệu theo Rule 34. Dựa theo lời giải thích từ Wiki, Rule 34 (hoặc Quy tắc 34) là một châm ngôn trên Internet khẳng định rằng nội dung khiêu dâm trên Internet tồn tại liên quan đến mọi chủ đề có thể hình dung được. Nhưng nói đơn giản hơn thì bất kỳ thứ gì trên Internet đều có thể mang ra làm Po*n được.
Sự xuất hiện của Samsung Sam - trợ lý 3D ảo kiêm luôn cô vợ "bất đắc dĩ", đã khiến cho netizen nháo nhào trong những ngày vừa qua.
Có lẽ cũng chính vì Rule 34 khiến cho các công ty, tập đoàn lớn trở nên quan ngại trong việc tạo nên các nhân vật đại diện ảo với hình dạng thật trên không gian mạng. Gần như mọi nhân vật ảo hiện nay có hình dạng trên mạng đều do fan-made và thường sẽ chỉ nổi lên vài ngày rồi lại "mất tích" trong loạt ảnh Po*n đầy rẫy trên các website 18+. Hãy thử điểm qua một số nhân vật ảo trước đây cũng đã từng nổi tiếng như Samsung Sam nhé!
Earth-chan là 1 nhân vật đại diện mang hình hài con người theo phong cách anime của Trái Đất. Cô mang 1 mái tóc màu xanh dương xen lẫn với xanh lục, giống như hình ảnh bề mặt Trái Đất chụp từ không gian. Earth-chan thường được gắn với những meme về ngực phẳng như 1 cách nhìn nhận hài hước về thuyết Trái Đất phẳng.
Ngày 30/11/2017, người dùng Twitter Trinimmortal đã tweet một bài đăng đùa về việc ai đó nên tạo ra 1 bộ phim hoạt hình anime trong đó các hành tinh thuộc hệ mặt trời sẽ mang hình hài những cô gái theo phong cách hoạt họa Nhật bản. Ở bộ phim đó, mỗi khi nghe những cô gái khác xì xào bàn tán về bộ ngực ngỏ của mình, cô gái Trái Đất sẽ lập tức phản hồi “I’m not flat!” (Tôi không phẳng!). Ngày 5/12/2017, người dùng Twitter felipecunhaeloi đã đáp lại bài tweet này với 1 hình minh họa biến ý tưởng này thành sự thật.
Nhân vật Earth Chan cũng từng xuất hiện trên Rule 34 rất nhiều lần bởi sự nổi tiếng của mình.
Apple là công ty đi đầu trong việc tích hợp trợ lý ảo lên nền tảng của họ với nhân vật Siri được ra mắt vào năm 2011. Trợ lý dùng giọng nói và giao diện người dùng có ngôn ngữ tự nhiên để trả lời các câu hỏi, đưa ra các khuyến nghị và thực hiện hành động bằng cách chuyển các yêu cầu cho một bộ các dịch vụ Internet. Phần mềm này sẽ thích nghi với cách sử dụng ngôn ngữ, cách tìm kiếm và sở thích cá nhân của người dùng khi sử dụng. Kết quả trả lại được cá nhân hóa.
Apple Siri cũng là trợ lý ảo từng được cộng đồng ảo hoá rất nhiều phiên bản. Và tất nhiên, cô cũng được "độ chế" trên Rule 34 rất nhiều lần nhưng chưa từng có phiên bản nào thành công và nổi bật.
Amazon Alexa, hay được gọi tắt là Alexa, là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon, đầu tiên nó được sử dụng cho Amazon Echo và loa thông minh Amazon Echo Dot được phát triển bởi Amazon Lab126. Nó có khả năng tương tác bằng giọng nói, chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát postcast, đọc sách, và cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao và các thông tin hiện tại như tin tức. Alexa cũng có thể làm việc như một hệ thống điều khiển nhà tự động bằng cách điều khiển các thiết bị thông minh khác.
Vì sự đa dạng của Alexa, mà cộng đồng mạng đã ngay lập tức biến "cô nàng" trở thành một nhân vật có hình ảnh dựa trên một cô gái công nghệ biết tuốt. Tuy nhiên cũng rất nhanh chóng, Alexa xuất hiệnt trên Rule 34 và sau đó chìm dần trong loạt ảnh Po*n do mọi người sáng tạo.
Dù chiếm sóng liên tục trên mạng xã hội những ngày qua nhưng thực tế cô nàng Sam vẫn chưa được xác định có trở thành trợ lý ảo của Samsung hay không.
Cortana được giới thiệu lần đầu tại Hội nghị Nhà phát triển Microsoft BUILD (Ngày 2-4 tháng 4 năm 2014) tại San Francisco. Phần mềm này là một nhân tố chính trong kế hoạch "làm mới của Microsoft cho các hệ điều hành Windows Phone và Windows trong tương lai. Nó được đặt tên theo Cortana, một nhân vật trí thông minh tổng hợp trong trò chơi Halo của Microsoft có nguồn gốc từ nhà phát triển video game Bungie. Jen Taylor, người lồng tiếng cho nhân vật trò chơi này, tiếp tục lồng tiếng cho phiên bản tại Mỹ của phần mềm.
Vì là một nhân vật lấy cảm hứng từ tựa game Halo, thế nên Cortana vốn đã có hình ảnh tượng trưng từ tựa game - mặc dù Microsoft chưa bao giờ xác nhận phiên bản Cortana trên nền tảng Windows có giống Cortana trong game hay không. Tuy nhiên cô cũng không thoát được Rule 34 khi liên tục bị người dùng mang ra làm các ảnh nhạy cảm khắp các diễn đàn.