Phụ Lục
Có rất nhiều tựa game hay đã ra mắt trong 2018, nhưng có một số nhỏ trong chúng lại thuộc diện khá đặc biệt, khi vừa sở hữu lối chơi gây nghiện đến không thể dứt bỏ, nhưng đồng thời cũng khiến game thủ phát điên lên cả vì độ khó lẫn phong cách quái đản của mình.
Có thể nói năm 2018 là năm của các ông bố trong game, vì đây là thời điểm mà các vai người cha, người đỡ đầu và cả người đổ vỏ được tung hô triệt để.
Thường thì khi nhắc tới các game hay về xây thành phố, chúng ta sẽ nghĩ về một thiên đường nơi con người sống trong nhung lụa, các con đường nối dài vô tận với hàng tá công trình kỳ vĩ. Frostpunk thấy nó khá nhàm chán nên quyết định cần phải nâng cấp, bối cảnh được chuyển về thế giới hậu tận thế, với mùa đông lạnh teo cả trym đi cùng một lũ dân chúng đói khát trong khổ sở... nếu nói địa ngục nó đã là thảm họa, thì Frostpunk sẽ cho bạn thấy đôi khi thế vẫn còn tốt chán.
Frostpunk dạy người chơi khá nhiều về mặt nhân quả, kiểu như hành động thế nào thì nhận lại y chang. Bỏ một lũ dân ngoài trời rét và chúng nó sẽ lăn ra ốm hàng loạt, để trẻ con vào hầm mỏ rồi cứ 3 ngày sẽ có một vụ chấn thương không cần chỉnh hình, cho mùn cưa vào cơm để ăn gian bữa tối sẽ dẫn đến biểu tình... sớm thôi bạn sẽ thấy mình ở trên bờ vực chết chóc, khi dân chúng hăng hái đòi treo cổ tên thị trưởng ăn hại.
Là một game hay dạng mô phỏng được tung hô nhiều nhất năm 2018, Frostpunk tái hiện lại lối chơi quản lý + sinh tồn cùng rất nhiều khó khăn để thử thách người chơi. Bạn sẽ cảm thấy phát điên khi đám thần dân của mình sống trong đói khổ, trời thì lạnh căm căm và con nít thì gào khóc bởi phải đi làm thêm giờ. Nó giống một bản trường ca điên cuồng của sinh tồn, nơi mà người chơi đôi khi phải lựa chọn giữa làm một thằng khốn để mọi người sống thêm được ít ngày, hoặc trở thành một người tốt để cả đám chết hết ngay lập tức.
Nhìn từ bên ngoài, Into the Breach giống như một ván cờ mini, nơi người chơi thư giãn với những tách trà nóng sau một ngày dài mệt mỏi. Trên thực tế, cái game này là một màn tra tấn trí não, hành hạ tư duy và thử thách mọi sự kiên nhẫn cao nhất của tất cả người chơi yêu thích thể loại chiến thuật theo lượt.
Tất cả những gì bạn cần làm là bảo vệ 3 cục năng lượng trong Into the Breach khỏi sự phá hủy của lũ quái vật, cộng thêm một tá khóa học về cách tính toán đường đạn, sử dụng kỹ năng để “đẩy” đối thủ, kéo lính ra sao cho tối đa lượt nhất có thể. Không có save giữa chừng, không có load, không có hướng dẫn và tất cả mọi thứ đều phải tính toán từ bước đầu tiên... Into the Breach là cơn ác mộng cho tất cả mọi người, bất chấp việc nó là game hay nhất năm 2018 ở thể loại chiến thuật.
Kết hợp thêm cả cơ chế Rogue-like vào game, trong Into the Breach tổng cộng có 18 loại đơn vị lính từ thấp tới cao, nhưng chúng chỉ được mở khóa bằng vàng khi bạn đạt được trophy, đồng nghĩa là bạn phải chơi cực giỏi thì mới có thể chạm tới các đơn vị cao cấp. Điều tuyệt vời ở đây là cứ thua một phát đồng nghĩa phải đi lại từ đầu, do đó người ta đã gọi Into the Breach là thể loại game quái thai dành cho thần-thánh, hay nói đúng hơn là lũ biến thái có sở thích tự ngược.
Giống như tựa game hay Cuphead đột ngột nổi lên như một hiện tượng vào năm ngoái, Celeste tiếp tục kế thừa tinh thần “game siêu khó nhưng khiến người chơi phát cuồng” khi ra mắt. Đây có lẽ là game indie nổi tiếng nhất 2018, khi nó quy tụ đầy đủ yếu tố của một siêu phẩm, đó là dễ tiếp cận, cách chơi đơn giản hấp dẫn, âm nhạc bắt tai và một đống sự ức chế mỗi khi bắt đầu.
Trong Celeste, bạn cần phải chắc chắn một điều là mình sẽ chết rất, rất, rất, rất…. nhiều lần, con số này không phải tính bằng hàng chục mà sẽ theo mức hàng ngàn. Bất cứ thứ gì trong cái game khốn nạn này cũng đều muốn giết bạn: đâm phải một cái gai > chết, rơi xuống vực > chết, bị ma chạm vào > chết, nhảy hụt > chết… vân vân và vân vân. Bạn sẽ cảm thấy điên tiết (dĩ nhiên), nhưng bạn sẽ không thể ngừng chơi được. Cốt truyện của Celeste nói về một em gái vô danh trong thử thách leo lên một ngọn núi huyền bí, nó cũng giống như mô tả về con đường dẫn vào địa ngục của người chơi vậy.
Với lối chơi chỉ thuần túy về nhảy nhót và đua tốc độ, một cảnh trong Celeste chỉ tính bằng giây với cái chết như một cơn gió thoảng qua trong chớp mắt. Celeste gây nghiện một cách tuyệt đối khi tạo ra ảo giác về sự thành công giả tạo, người chơi hoàn thành một cảnh cực khó để rồi nhận ra mình chỉ mới hoàn thành có 1% quãng đường mà thôi. Sự phấn khích, cảm giác thỏa mãn, tiếc nuối trong sung sướng… tất cả đều có trong game này, khuyến mãi thêm 500 gram ức chế, điên tiết và chửi thề luôn mồm là những trạng thái thường xuyên trong Celeste.
Như bao câu chuyện về một anh chàng mạo hiểm giả hăng hái vào hầm ngục để kiếm tiền, Moonlighter làm nó thực tế hơn với quái vật cùng cạm bẫy luôn cao level hơn nhân vật chính, một quãng đường dài dằng dặc chỉ đổi lấy cái chết và tay trắng ra về. Méo có phép màu, méo có cheat skill và méo có thần linh phù hộ, tất cả những gì người chơi cảm nhận trong Moonlighter là một sự giãy giụa tìm kiếm từng đồng bạc lẻ giữa một đám quái vật đông như kiến, để rồi nhận ra mình yếu như một con gián chết đụng nhẹ phát là toi đời.
Moonlighter là một game hay với sự kết hợp giữa nhập vai, hành động và quản lý kinh tế. Mỗi hầm ngục trong game là một sự thử thách cộng thêm sổ xố, cầu mong cho bọn quái không quá mạnh, trùm ở mức vừa phải và thần RNG cho ta đồ xịn là những gì game thủ luôn phải làm trong Moonlighter. Với một cái game hay đi theo phong cách Rogue-like, thì việc bị đánh bại đôi khi là rất tầm thường, cái khó khăn ở chỗ là giữ bình tĩnh để cày lại từ đầu cơ.
Điểm vui tính cuối cùng là mặc dù mang danh bán hàng, nhưng thị trường của Moonlighter hoàn toàn dựa vào tâm tính của NPC, khi bọn chúng thích định giá bao nhiêu thì định. Một món đồ người chơi đập mửa mật boss mới có đôi khi chỉ đáng giá bằng một cái giẻ rách, cơ chế hên xui này khiến độ ức chế của Moonlighter cao vô cùng cao, thật không còn gì thú vị hơn việc cày cuốc để kiếm đồ xong nhận ra bạn vẫn là một thằng nhãi nghèo mạt kiếp suốt đời.