Phụ Lục
Nếu cảm thấy mệt mỏi vì những game bom tấn đòi hỏi quá nhiều thời gian chơi, và muốn tìm kiếm một thứ gì đó nhẹ nhàng hơn cho ngày cuối tuần. Vậy tại sao các bạn không thử qua các tựa game nhẹ mà hay dưới đây, đủ các thể loại cũng như cấu hình nhẹ và giá tiền “mềm” phù hợp vớ mọi game thủ.
Chính xác là sau khi Star Wars Battlefront 2 ra mắt, EA đã bị game thủ cả thế giới phản đối điên cuồng vì quá tham lam và vô liêm sỉ.
Cũng là một game từ một nhà phát triển độc lập và đột nhiên nổi lên mà chẳng vì lý do gì, Getting Over It with Bennett Foddy là một game nhẹ mà hay phong cách Platformer điên khùng độc nhất vô nhị. Bạn sẽ vào vai một nhà leo núi có cơ thể… nằm trong một cái nồi sắt, dùng một cái búa để di chuyển và leo núi. Theo như nhà sản xuất thì mục đích của Getting Over It with Bennett Foddy nhằm để người chơi học cách kiên nhẫn, cũng như không đầu hàng trong cuộc sống, nhưng thực tế nó ngược 180 độ.
Từ ngay cái nhìn đầu tiên thì ý tưởng để nhân vật trong nồi và dùng búa để di chuyển nó đã dị lắm rồi, nhưng khi vào chơi thì mọi chuyện còn mệt mỏi hơn nhiều. Điều khiển cây búa trong Getting Over It with Bennett Foddy thực sự là một cực hình, hãy tưởng tượng như bạn đang dùng cần cẩu để gắp đồ ăn vậy. Game này nó không những khó mà còn cực kỳ ức chế, vì cái cơ chế vật lý khùng điên của nó khiến nhân vật luôn tung bay như chim, trong khi cây búa thì như một miếng hút không bao giờ dính luôn khiến bạn ngã chổng vó lên trời khi leo núi.
90% người chơi không thể vượt qua đoạn leo núi ngay đầu game, do đó nhà sản xuất khuyến cáo thời lượng của Getting Over It with Bennett Foddy là từ 3 giờ tới… vô cực. Tất nhiên theo độ giải trí thì Getting Over It with Bennett Foddy khá là hay, nhưng chủ yếu là do các streamer gần đây thổi lên là chính. Tất nhiên nếu bạn đang tìm một game nhẹ mà hay nào đó theo phong trào thì chắc đây là sự lựa chọn hợp lý, chẳng qua là không biết có đủ kiên nhẫn mà chơi hay không thôi.
Bỏ qua những game nhập vai dài dòng, hãy để Mọt Game giới thiệu tới các bạn một game nhẹ mà hay giải trí hơn, với những trận chiến kịch tính, các màn tình cảm đẫm hết cả nước mắt cùng nhân vật nữ và trên hết là phần hình ảnh khỏi chê. Cái hay của Mirror là nó thiết kế các nhân vật nữ vô cùng gợi cảm, cũng như phong cách chơi vừa quen thuộc lại vừa kích thích khó tả.
Lối chơi của Mirror đi theo dạng match 3 quen thuộc, bạn sẽ di chuyển các ô sao cho 3 cái cùng một loại thẳng hàng để gây sát thương vào đối thủ. Đây mới là phần hay ho này, sau mỗi trận đấu tùy thuộc vào sát thương gây ra mà bạn sẽ được quyền làm những trò rất “hay ho” với gái, có thể là một chút chọc phá nhè nhẹ hoặc cái gì đó “lên tới nóc” thì còn tùy vào độ bệnh hoạn… à nhầm trí tưởng tượng của người chơi, cái mà tôi méo thể nêu ra ở đây vì vấn đề thuần phong mỹ tục. Mirror thực sự làm người ta cảm thấy nóng trong người ghê gớm, cả về phần hình ảnh lẫn lối chơi (nếu bạn hiểu ý tôi).
Hiện tại Mirror còn đang trong giai đoạn Early access, do đó thời gian tới sẽ có rất nhiều nhân vật nữ được thêm vào game, cũng như các tính năng “có trời mới biết” để khiến game thủ thỏa mãn hơn nữa. Xét về mọi góc độ như giải trí, luyện mắt và gồng cơ tay thì Mirror thực sự không thiếu một cái gì, khuyến khích bà con nên lấy về chơi nếu cuối tuần chưa kiếm được bạn gái.
Là phần mở rộng mới nhất của tựa game nhẹ mà hay nổi tiếng This War of Mine, Stories Father’s Promise kể về một tuyến nhân vật khác khi cho người chơi vào vai một ông bố đơn thân, đang phải tìm cách bảo vệ đứa con gái bé nhỏ của mình trong thời chiến. Số lượng nhân vật đã được rút gọn xuống chỉ một, cốt truyện mới đi theo hướng tuyến tính và các nút thắt độc đáo là thứ khiến Stories Father’s Promise là một bản mở rộng cực kỳ đáng giá.
Thời lượng của phần This War of Mine: Stories Father’s Promise này khá ngắn, rơi vào khoảng 3 tiếng đồng hồ mà thôi. Bù lại nó sẽ cho người chơi một trải nghiệm rất đặc biệt về một góc nhìn khác của chiến tranh, đặc biệt cốt truyện của phần Stories Father’s Promise này được kể lại theo cảm xúc của chính những người từng trải qua cuộc nội chiến Đông Âu trước đây. Việc chú trọng vào 2 nhân vật cũng khiến game dễ đi vào lòng người chơi hơn, và cái kết của Stories Father’s Promise thực sự có thể khiến bạn ám ảnh luôn đấy.
Hiện tại sau khi Steam chấp nhận tiền Việt Nam, thì Stories Father’s Promise đang được bán với giá rất hời chỉ có 30 ngàn đồng, vì vậy nên đừng ngần ngại gì mà không đem nó về để chơi trong dịp cuối tuần này nhé.