Phụ Lục
Những màn hình chơi game với tần số quét cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong bộ máy tính của một game thủ. Chúng đem lại cho chúng ta một trải nghiệm chơi game tốt hơn nhờ khả năng cải thiện thành tích của bạn theo một nghiên cứu của NVIDIA: số khung hình càng cao, game thủ càng dễ chiến thắng. Đây là một điều quan trọng với những game thủ chơi eSports nói riêng và các xạ thủ thường chiến đấu trên các chiến trường multiplayer hay Battle Royale rất phổ biến hiện tại.
Nhưng ngay cả khi không có lợi thế quan trọng trên, các màn hình tần số quét cao cũng hiển thị hình ảnh mượt mà hơn, tạo ra sự dễ chịu cho đôi mắt của game thủ. Khác với phim ảnh có thể dễ dàng làm hài lòng đôi mắt chỉ với 24 khung hình / giây nhờ sự tồn tại của motion blur, game đòi hỏi tốc độ hình ảnh cao hơn rất nhiều và đôi mắt của chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận sự khác biệt giữa 60, 120 khung hình / giây hoặc thậm chí cao hơn nữa.
Sự phổ biến của các card đồ họa mạnh mẽ hơn cũng là một lý do để bạn nên nâng cấp lên một màn hình tốt: sức mạnh của các card RTX khủng sẽ bị lãng phí nếu bạn chỉ dùng một màn hình “đồ cổ” tần số quét 60 Hz. Vì vậy nên trong bài viết này, Mọt sẽ giới thiệu với các bạn một số màn hình chơi game “đỉnh” có tần số quét cao hiện nay.
Đây là một màn hình di động – khái niệm còn khá mới lạ với game thủ Việt bởi đa số chúng ta chỉ chơi game trong căn phòng ấm cúng tại nhà hoặc trên màn hình laptop. Chiếc màn hình này được thiết kế phục vụ nhóm đối tượng chơi game trên laptop khủng, thường xuyên di chuyển nhưng muốn có thêm diện tích khung hình với những thông số rất ấn tượng. Vì vậy nó cực kỳ mỏng và nhẹ - chỉ nặng khoảng 1kg và dày 1cm. Tất cả những gì bạn cần làm để cài đặt chiếc màn hình này là kết nối nó vào máy tính thông qua cổng USB-C.
Cụ thể, nó sẽ đem lại cho game thủ một khung hiển thị có kích thước 17,3 inch độ phân giải 1920x1080. Thời gian phản hồi của màn hình này chỉ ở mức 3ms dù sử dụng panel IPS đem lại chất lượng màu sắc tốt hơn hẳn so với panel TN thường. Nó cũng đem lại cho bạn khả năng hiển thị 240 khung hình / giây nhờ tần số quét 240 Hz, nên game thủ có thể tự tin rằng nó không chỉ không ảnh hưởng mà còn có thể giúp cải thiện thành tích của mình khi chiến CSGO, Apex Legends…
Một điểm độc đáo khác của chiếc màn hình này là nó được trang bị viên pin 7800mAh đủ để hoạt động trong vài giờ và công nghệ sạc nhanh Quick Charge 3.0, giúp kéo dài thời gian sử dụng của màn hình khi không thể cắm trực tiếp vào nguồn điện.
Đây là bản nâng cấp của Predator X27, một màn hình chơi game rất tốt của Acer. Chiếc màn hình này đem lại cho game thủ những tính năng cao cấp như độ phân giải 4K (3840x2160), hỗ trợ công nghệ HDR, được trang bị panel IPS và thời gian phản hồi 4s. Công nghệ HDR và panel IPS tồn tại trong chiếc màn hình này hứa hẹn sẽ đem lại cho game thủ những hình ảnh đẹp mắt với màu sắc chân thực hơn, độ tương phản cao hơn, độ sâu màu tốt hơn… Trong khi đó, G-Sync và thời gian phản hồi thấp đem lại cho game thủ sự ổn định trong hình ảnh và tránh những hiện tượng xé, giật hình mà game thủ không mong muốn.
Tần số quét của nó chỉ 144 Hz, thấp hơn so với các màn hình khác trong danh sách này nhưng đây là một điều dễ hiểu vì chúng ta đang nói đến độ phân giải 4K – ngay cả các card màn hình khủng nhất hiện tại cũng gặp khó khăn khi giữ tốc độ khung hình trên 60 ở độ phân giải này. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới, hai card RTX 2080Ti chạy song song cũng chưa đủ sức “đỡ” nhiều game ở 4K, 144 Hz.
Tuy nhiên, Mọt giới thiệu chiếc màn hình này đến bạn đọc để dành cho tương lai. Theo nhiều tin đồn, rất có thể NVIDIA sẽ tung ra một thế hệ card đồ họa mới mạnh mẽ hơn và giá “dễ chịu” hơn trong nửa cuối năm nay, với hiệu năng được cho là cao hơn RTX 2080Ti đến 40%. Dĩ nhiên đây là con số đạt được trong điều kiện phòng thí nghiệm và hiệu năng mà game thủ đạt được sẽ thấp hơn, nhưng nó vẫn đem lại cho game thủ hi vọng được chơi game ở 4K, 144 Hz mà không cần phải chi quá khủng.
Khi nhìn sơ qua hai chiếc màn hình này, bạn sẽ thấy chúng có các thông số khá giống nhau. Chúng đều là những màn hình chơi game thuộc phân khúc cao cấp của BenQ, có độ phân giải 1920x1080p, tần số quét 240Hz và chỉ có sự khác biệt về kích thước: một 27 inch và một 24,5 inch. Mọt game đã từng đánh giá phiên bản 24,5 inch trong một bài viết trước.
Cũng như các màn hình khác được nhắc đến trong bài viết này, cả hai màn hình ZOWIE đều có tần số quét 240Hz, giúp game thủ có thể tận dụng sức mạnh của card đồ họa để đạt được tốc độ khung hình tối đa khi chơi game. Trong những tựa game đòi hỏi khả năng phản xạ như Call of Duty Warzone hay Valorant, tốc độ khung hình này là một trong những điều có thể giúp bạn giành lấy lợi thế trước đối thủ. Thời gian phản hồi của cả hai cũng ở mức cực thấp: ZOWIE XL2546 là 1ms còn phiên bản cao cấp hơn ZOWIE XL2746S là 0,5ms.
Sự khác biệt giữa hai màn hình cũng chưa dừng lại ở đó. ZOWIE XL2746S là phiên bản cao cấp hơn nên được trang bị công nghệ DyAc+ còn ZOWIE XL2546 có DyAc. Công nghệ này được thiết kế nhằm giảm độ mờ nhòe khi hình ảnh có những vật thể di chuyển hay hỗn loạn. Tính năng này có thể giúp cải thiện chất lượng hình ảnh khi bạn rê chuột thật nhanh qua khung hình để thực hiện các pha vẩy, snap… hay trong những tựa game có tính năng rung màn hình khi trúng đạn hoặc dùng các loại vũ khí uy lực lớn.
Color Vibrance và Black eQualizer là hai tính năng “tay trong tay” phục vụ game thủ được đưa vào trong ZOWIE XL2546. Nói một cách đơn giản, Black eQualizer làm những khu vực tối trở nên sáng hơn đôi chút, trong khi Color Vibrance tạo ra sự tương phản rõ nét hơn giữa các mảng màu và từ đó làm rõ các chi tiết trong khung hình. Lợi ích của hai tính năng này rất rõ ràng: chúng giúp bạn nhận ra các vật thể hoặc kẻ địch ẩn trong các khu vực nhanh chóng hơn. Điều này đem lại cho game thủ khả năng phát hiện các khẩu súng, bộ giáp hay thuốc, nước trong các căn nhà của PUBG hoặc nhận ra các tay camper trong Call of Duty dễ dàng hơn.
Đây là một màn hình chưa được chính thức bán ra và Mọt chỉ muốn nhắc đến nó vì là sản phẩm đầu tiên trên thế giới đạt đến tần số quét 360Hz. Có kích thước 24,5 inch, màn hình này có khả năng hiển thị số khung hình nhiều gấp 6 lần các màn hình 60Hz đời cũ và 50% so với các màn hình 240Hz. Đây hẳn là một điều mà các game thủ eSpots chuyên nghiệp ưa thích, bởi họ luôn muốn có số khung hình cao hơn và độ trễ (input latency) thấp hơn. Trong một lĩnh vực mà thắng thua có thể được phân định bằng đơn vị mili giây, tốc độ khung hình thực sự là điều game thủ muốn.
Tuy nhiên nhược điểm của nó cũng dễ thấy: đây là một sản phẩm màn hình chơi game cho những game thủ đòi hỏi cực cao về tốc độ khung hình và “không có gì ngoài điều kiện.” Bạn sẽ cần một cỗ PC cực khủng để có thể đạt đến mức 360 fps trong những tựa game nặng như Call of Duty: Warzone, Battlefield 5… Nếu chơi những tựa game nhẹ nhàng hơn như CSGO, Fortnite, Overwatch, Rainbow Six Siege thì đòi hỏi card đồ họa sẽ thấp hơn đôi chút, nhưng nhìn chung ngay cả khi bước vào sản xuất hàng loạt chiếc màn hình này nằm có phần ngoài tầm tay của đại chúng và chỉ phục vụ cho việc thể hiện sự tiến bộ của công nghệ ngày nay.