ELDER TITAN
Elder Titan hầu như bị lãng quên gần 2 năm nay và sau khi sửa lỗi “moving stomp” ET càng ngày càng ít được nhắc đến. Sau rất nhiều phiên bản cập nhật ET vẫn không hề được IceFrog ngó ngàng đến, thay đổi mới nhất của hero này là ở phiên bản 6.82 cách đây 2 năm.
Tuy không được nhiều người chú ý đến nhưng chỉ số của ET trên bảng xếp hạng lại rất ấn tượng, hero này sở hữu tỉ lệ thắng trung bình lên đến 52.5%. Ở đấu trường nghiệp dư từ 2-4k mmr tỉ lệ thắng gần 50% và trên 5k mmr là 47.7%.
Để gia tăng sức mạnh của Elder Titan thì bạn hãy nên đi cùng những hero có bộ skill AoE tốt như Puck,
Enigma,
Faceless Void,
Dark Seer hay
Invoker. Khi đi cùng những hero spell damage thì skill passive của ET sẽ phát huy hết tối đa công năng vì
Natural Order sẽ trừ hết tất cả lượng giáp ban đầu cũng như khả năng kháng phép của địch. Một combo chuẩn xác trong combat sẽ giúp bạn tiêu diệt cả team địch một cách easy nhất.
Vậy tại sao Elder Titan lại không được yêu thích?
Có lẽ một phần là do sự nhàm chán đến từ cách chơi của hero này, một phần cũng là có quá nhiều sự lựa chọn tốt hơn ET. Nếu cùng ở vị trí offlane hay support team bạn có thể chọn Enigma hoặc Tide, cả hai hero này đều “ổn” hơn so với ET, Enigma có thể linh động chuyển thành một pusher chính hiệu hoặc Tidehunter dễ dàng biến thành một bị thịt khi build cho mình một bộ item toàn giáp.
Elder Titan hiện nay vẫn đang giậm chân tại chỗ, có lẽ chúng ta phải chờ thêm một thời gian nữa để ET có thể “lột xác”. Một là IceFrog sẽ thay da đổi thịt cho ET còn hai là phải đợi, đợi đến lúc cộng đồng Dota đề cao tính combat tổng trong mỗi trận đấu giống như là thời kì 2 năm về trước vậy. Đến lúc đấy chúng ta sẽ được chứng kiến một Elder Titan hoàn toàn mới.
PHANTOM ASSASSIN
Nằm trong top 6 hero được yêu thích nhất của Dota, cô nàng sát thủ luôn là điểm dựa của team. Khả năng critical damage cao nhất thế giới Dota và còn cộng thêm khả năng miss từ skill 3 khiến PA luôn là một trong những hard carry.
Nhưng có một sự thật nằm sau ánh hào quang đó, thật ra ở đấu trường 2-4k mmr tỉ lệ thắng của PA chỉ sấp sỉ 45,9% và còn ở đấu trường chuyên nghiệp trên 5k mmr thì sao? con số cũng không thay đổi mấy dù cho đa số chơi PA ở đấu trường chuyên nghiệp họ luôn biết cách tạo ra những cú critical hit đúng thời điểm nhờ vào khả năng kiểm soát tốt hệ thống pseudo-random.
Cùng motgame phân tích bộ skill của PA để hiểu thêm về sức mạnh của "Phương Anh".
Stifling Dagger làm chậm tốc độ di chuyển đối thủ và gây 214 damage.Skill này cooldown rất nhanh và còn ít tốn mana, tuy nhiên lượng mana của PA cũng không mấy cao để có thể liên tục sử dụng skill này. Đa số người chơi từ đấu trường nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều chọn skill này làm công cụ để last hit creep từ xa nhằm đảm bảo an toàn.
Blur cộng cho PA 50% né tránh, skill này luôn ám ảnh đối với những kẻ thù chuyên đánh chay. Lượng máu ban đầu khá ít, strength tăng sau mỗi level cũng không mấy cao thì quả thật PA cần một skill gì đó để có thể tăng khả năng phòng thủ của mình và không gì hợp với PA hơn là Blur.
Cuối cùng là Coup de Grace có thể giúp PA tạo ra một cú critical attack lên đến 52.5% và lượng damage được tính cả số xanh (damage cộng từ item). Coup de Grace làm nên tên tuổi của PA nhưng cũng là con dao hai lưởi đối với hero này, thật không vui chút nào khi vô tình Critical phải đối thủ đang bật Blade Mail.
Cùng làm một phép so sánh, skill God Strength của Sven chủ yếu dựa vào lượng damage gốc của hero để buff damage, trong khi critical của
Juggernaut chỉ có 35% còn
Medusa và
Luna được xem là hai ranged có khả năng dọn chiến trường nhanh nhất cũng giới hạn ở con số 300% và 172% damage và còn Daedalus cũng chỉ hỗ trợ 36% damage critical.
So sánh trên chỉ mang tính tham khảo nhưng nó cũng cho ta thấy được sức mạnh của PA là không thể khinh thường nhưng hero này chỉ mạnh khi cô sở hữu được một lượng item nhất định cũng như một lượng exp kha khá để có thể nâng max ultimate của mình. PA thuộc dạng hero mạnh về sau giai đoạn mid-game nhưng cô không như những hero mid-game khác như Gyrocopter,
Juggernaut hay
Luna vì dù họ là mid-game hero nhưng bộ skill cũng như stat của những hero trên dễ dàng giúp họ xoay xở ở giai đoạn early game.
Cũng may IceFrog nhận ra sự bất lợi này của PA nên đã thiết kế thêm cho hero này skill Phantom Strike giúp cô dễ dàng tiếp cận mục tiêu và còn được tăng tốc độ đánh để nhanh chống triệt hạ con mồi.
LIFESTEALER
Một hero nằm ở giữa bảng xếp hạng về tất cả mọi thứ như là độ yêu thích cũng như tỉ lệ thắng, con số hơi dao động nhưng trung bình vào khoảng 49% Thay ma hút máu thật sự không được ưa chuộng trong đấu trường public cho lắm vậy còn ở đấu trường chuyên nghiệp thì sao, nơi mà hero đã làm mưa làm gió hồi hai ba năm trước?
Hiện tại, sau bao nhiêu đợt thay đổi qua những con số giờ đấy Lifestealer đã trở nên yếu đuối và không còn là nổi ám ảnh của rừng sâu như trước. Tính linh hoạt và khả năng flash-farm khi xưa đã không còn, hai yếu tố trên cũng chính là nhân tố làm nên điểm đáng sợ ở hero này.
Bộ skill của Lifestealer khó yếu ở giai đoạn early game và thường phải phụ thuộc khá nhiều vào xp nhưng đừng vì thế mà khinh thường sức mạnh của lifestealer, chỉ cần skill 2 đạt tầm 3 điểm thì việc farm cũng như gank hero sẽ dễ thở hơn nhiều.
Lifestealer không phải là một hard carry nhưng với bộ skill đang sở hữu hero này có thể biến tất cả mọi đối thủ thành bình máu di động và hoàn toàn thừa khả năng counter được những hero chuyên dùng spell với khả năng hóa immu của mình.
KẾT LUẬN
Chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về 3 “ hero của ngày mai “ vì sao trong giai đoạn này họ ít được chọn trong mỗi trận đấu Dota, những phân tích cũng như bình luận đều dựa vào các con số trên bảng xếp hạng và cảm nhận từ những game thủ hang đầu.
Nói thế không có nghĩa đây sẽ là điểm chấm hết của những hero trên, chỉ đơn thuần họ là những con quái vật đang ngủ say và vẫn đang chờ thời cơ để thức dậy và một lần nữa thống trị mảnh đất Dota 2.