Theo Hiệp hội xuất bản Nhật Bản (ABJ), ngoài Nettruyen thì còn có có tới 1.207 trang web vi phạm bản quyền manga, trong đó có 913 trang sử dụng tiếng Anh và các ngôn ngữ Đông Nam Á như tiếng Việt.
Rùng mình với quyển sách được làm từ da người thật ở đại học Harvard Mới đây nhất, trường đại học Harvard danh tiếng đã đưa ra quyết định xử lý một quyển sách có phần bìa làm từ da ... |
Bị thanh sắt xuyên qua đầu vẫn sống, người đàn ông được vinh danh là kỳ tích y học Phineas Gage bị một thanh sắt đâm xuyên đầu khi đang chỉ huy một nhóm công nhân làm việc trên tuyến đường sắt Rutland & ... |
Một lính cứu hỏa bị đình chỉ công tác vì đóng phim "giáo dục giới tính" để trả nợ Mới đây nhất, một lính cứu hỏa ở tỉnh Saitama đã bị đình chỉ công tác vì bị phát hiện góp mặt trong những bộ ... |
Việc lan truyền manga lậu không chỉ gây tổn thất cho tác giả và nhà xuất bản mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch thuật và trải nghiệm đọc của người hâm mộ. Các bản dịch lậu thường không chính xác, thậm chí sai lệch hoàn toàn so với nguyên tác, khiến người đọc hiểu sai về tác phẩm và văn hóa Nhật Bản.
Theo ABJ, số trang web vi phạm bản quyền manga đã lên đến 1.207 trang. Trang web nước ngoài thu hút lượng truy cập cao hơn gấp 5 lần so với trang tiếng Nhật và gây thiệt hại nặng nề hơn.
Ước tính, các trang web lậu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của nhà xuất bản và tác giả manga, gây thiệt hại hàng trăm tỷ yên mỗi năm và ngăn cản sự phát triển của thị trường manga chính thức.
Nettruyen là một ví dụ điển hình cho vấn đề vi phạm bản quyền manga tại Việt Nam. Trang web này thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, cung cấp manga dịch sang tiếng Việt mà không có sự cho phép từ tác giả hay nhà xuất bản.
Gần đây, trang web đọc truyện tranh dịch lậu nổi tiếng tại Việt Nam, Nettruyen, đã chính thức biến mất, đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền manga. Sự việc này càng thu hút sự chú ý khi Nettruyen được báo NHK của Nhật Bản đưa tin.