Bác sĩ nội trú Vũ Thu Thủy từ Khoa Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E) chia sẻ rằng, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ đã gặp một nam bệnh nhân (khoảng 70 tuổi, ở Hà Nội) đến khám vì mất ngủ. Bệnh nhân luôn tỏ ra buồn chán, ít nói, không có động lực và không bao giờ cười.
Khi tìm hiểu về tiền sử bệnh, bệnh nhân kể rằng sau khi nghỉ hưu, vợ thường la mắng, chỉ trích anh ta là giả bệnh, lười biếng không làm việc nhà. Dù không làm gì nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm việc. Sự chỉ trích liên tục từ vợ đã khiến cho họ không thể trò chuyện với nhau. Bệnh nhân cũng tự đặt ra câu hỏi về bản thân.
Theo bác sĩ Thủy, bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ đã gặp vợ bệnh nhân để giải thích vấn đề cho người vợ hiểu.
Các 'thánh' lười dọn nhà phải cảm ơn những công cụ này! |
Tranh cãi việc ‘bỏ quên’ hành khách khiếm thị của xe buýt tỉnh Đắk Lắk |
Đau lòng: Cặp vợ chồng mới cưới chuẩn bị có con mất mạng trong vụ cháy nhà trọ |
Bác sĩ nhấn mạnh rằng việc thay đổi hành vi của vợ là cần thiết. Những lời nói và chỉ trích cũng được coi là hình thức bạo lực từ lời nói. Khi vợ nhận ra vấn đề, cô ấy đã thay đổi. Bệnh nhân cũng được giải thích về bệnh lý của mình và được tư vấn dùng thuốc, tư vấn tâm lý và liệu pháp hành vi. Nhờ điều trị tích cực, hai vợ chồng đã kết nối lại với nhau. Bệnh nhân đã có giấc ngủ ngon hơn, vui vẻ và nói chuyện nhiều hơn.
Chỉ tính trong năm 2023 có hơn 3.100 hộ xảy ra bạo lực gia đình với hơn 3.200 vụ. Trong gần 3.200 nạn nhân của bạo lực gia đình thì nữ là 2.600, nam 565. So với 2022, số vụ và số nạn nhân của bạo lực gia đình đều giảm, tuy nhiên tỉ lệ nạn nhân là nam giới có dấu hiệu tăng so với năm trước.
Theo nhiều quý ông trong cuộc, nguyên nhân chính có lẽ xuất phát từ tư tưởng nữ quyền độc hại. Tuy chưa có quá nhiều trường hợp bị bạo lực về thân thể, sức khỏe tính mạng được ghi nhận nhưng đàn ông ngày nay hiện đang được ghi nhận bị bạo lực về mặt tinh thần rất nhiều.
Thông thường những vấn đề mà người đàn ông thường phải nhận được lời cằn nhằn từ phụ nữ đó chính là chuyện thu nhập, trách nhiệm con cái trong gia đình và chuyện làm việc nhà. Điều đáng lưu tâm rằng, nếu vết thương vật lý có thể được chữa lành và chỉ đau trong khoảnh khắc thì những tổn thương tâm lý thường sẽ tồn tại rất lâu theo thời gian.
Dù nam hay nữ, vợ hay chồng, đã là người trong gia đình thì ai cũng nên được tôn trọng ý kiến, lắng nghe nguyện vọng và có một sức khoẻ tâm lý ổn định, tránh khỏi những tổn thương vì bạo lực gia đình.