Phụ Lục
Monster Hunter là tựa game số một số hai của ngành công nghiệp game Nhật Bản, chỉ đứng sau Pokémon. Tuy cộng đồng người chơi Monster Hunter vẫn rất lớn mạnh ở TP.HCM và Hà Nội, song vì đây cũng đồng thời là một trong những dòng game khó nhất và kén người chơi ngang với Dark Souls, nên ở Việt Nam cái tên Monster Hunter vẫn không quá phổ biến. Tuy nhiên, ngay cả như Dark Souls cũng có ngày dương danh ra thế giới sau phiên bản thứ 3 trở thành hiện tượng toàn cầu vào năm ngoái. Capcom cảm thấy họ cần phải tạo ra một sự khác biệt nào đó với Monster Hunter, dòng game trước giờ luôn “cổ hủ” với lối chơi và đồ họa vẫn cứ từa tựa nhau qua hàng chục năm, hàng chục phiên bản. Và thế là Monster Hunter Stories ra đời.
Cốt truyện Middle-earth: Shadow of Mordor kể về cuộc hành trình báo thù của Talion, với sự giúp đỡ của Celebrimbor – một hồn ma cổ xưa đầy bí ẩn.
Monster Hunter Stories chính là một sản phẩm nằm trong chiến dịch quảng bá của Capcom. Vì Capcom muốn giới thiệu thương hiệu Monster Hunter đến với nhiều đối tượng game thủ hơn. Nên Monster Hunter Stories có được đồ họa Cel-shading dễ thương rất phù hợp với các em nhỏ, cùng lối chơi nhập vai theo dạng “kéo búa bao” cũng giản đơn không kém. Nhưng bên cạnh đó, nó vẫn giữ được một vài điểm đặc trưng và đặc sắc của dòng game gốc Monster Hunter. Những đặc điểm đó là gì? Mời bạn theo dõi bài đánh giá Monster Hunter Stories của Motgame.
Monster Hunter là dòng game khá tàn khốc vì nó tồn tại các quái thú được thiết kế rất chi tiết từ tạo hình, thói quen hành tung, cùng bộ kỹ năng chiêu thức lên tới hàng trăm đòn. Những đặc điểm này làm cho các con quái trong Monster Hunter có vẻ hơi quá nghiêm túc, hùng mạnh và khó xơi. Điều này vốn không thể nào phù hợp với các em nhỏ, đối tượng chính mà Monster Hunter Stories hướng tới. Và để làm cho các em có thể làm quen với các con quái của game, Capcom chọn cách biến đổi hoàng toàn đồ họa của game từ phong cách chân thực thành phong cách Cel-shading dễ nhìn, dễ “yêu”.
Rất bất ngờ rằng điều này không hề phá vỡ mất cái chất của Monster Hunter, mà còn thổi vào nó một luồng gió mới cho hợp với đối tượng mà nó tập trung đánh vào. Vì các bản Monster Hunter trước đây bị fan đánh giá là phong cách thiết kế đã quá giống nhau một cách buồn tẻ. Rõ ràng Monster Hunter Stories đã hoàn thành được mục đích tối quan trọng của nó, chính là lôi kéo thêm các game thủ nhí thích nghi với thế giới quái thú của Capcom.
Monster Hunter Stories không còn là một game hành động nhập vai như các bản truyền thống nữa. Mà nó biến thành nhập vai hoàn toàn được áp dụng cơ chế đánh theo lượt thông qua các chọn lựa như kiểu “kéo búa bao”, người chơi sẽ phải thu phục các con quái rồi sử dụng chúng chiến đấu giống Pokémon. Lối chơi đơn giản như vậy là một điểm đáng khen vì nó giúp các em nhỏ dễ dàng làm quen, chất lượng lối chơi và tính gây nghiền của Monster Hunter Stories mặt khác cũng có thể so sánh được với chính Pokémon hay các game thu thập quái thú hàng đầu thị trường.
Còn đối với những người chơi lớn tuổi, thì lối chơi kiểu này vẫn có một độ hấp dẫn và gây nghiền nhất định. Bởi vì bộ sưu tập quái thú đồ sộ vẫn còn đó, hệ thống trang bị vật phẩm lên tới hàng ngàn món vẫn còn đó. Bên cạnh đó là một chức năng mới chưa bao giờ xuất hiện trong dòng game, người chơi có thể tạo ra những con quái của riêng mình thông qua chức năng nhân giống ADN, rồi đem chúng đi đấu PvP trực tuyến với những người chơi khác. Ngày xưa các fan gạo cội của Monster Hunter luôn tự hỏi không biết bao giờ dòng game mới có chế độ PvP, thì giờ đây mong ước của họ đã được đáp ứng.
Thực sự, kể từ khi đặt chân lên hệ 3DS với phiên bản đầu tiên Monster Hunter 3 Ultimate, đồ họa của Monster Hunter không hề được cải biến nhiều trong hơn 5 năm qua. Monster Hunter Stories như là một sự cứu rỗi lớn cho fan, vì không chỉ sở hữu nền tảng đồ họa Cel-shading rất hiếm có, Monster Hunter Stories xứng đáng là tựa game đẹp và được trải chuốt nhất trên hệ 3DS. Một hệ máy vốn có cấu hình yếu đuối, độ phân giải màn hình siêu thấp, nhưng trải nghiệm đồ họa của Monster Hunter Stories hoàn toàn thỏa mãn game thủ, thậm chí còn đẹp hơn nhiều game di động trên thị trường.
Điều này sẽ được thể hiện rõ rệt qua các tạo hình và chuyển động đầy chi tiết của các quái thú, cũng như sự thỏa mãn tột cùng khi người chơi cưỡi thú đi khám phá thế giới của Monster Hunter Stories, hoặc bay trên lưng một quái thú có cảnh để cảm nhận vùng đất dưới chân mình rộng lớn cỡ nào.
Dark Souls, Monster Hunter hay các siêu phẩm game nổi tiếng của Nhật đều có một đặc điểm chung là sở hữu độ khó rất cao. Tuy nhiên điều này lại không còn được duy trì với Monster Hunter Stories. Trong quá trình trải nghiệm cốt truyện dài 50 tiếng đồng hồ, sẽ không có quá nhiều trở ngại cho người chơi để vượt qua. Monster Hunter còn khó ở điểm game có tới 14 loại vũ khí mà chỉ sử dụng thuần thục được hết chúng thôi đã là một thử thách lớn. Tuy nhiên Monster Hunter Stories lại chỉ có 4 loại, sẽ làm bạn cụt hứng vì quá ít lựa chọn vũ khí.
Đối với các fan gạo cội thì đây chính là một điểm trừ “chí mạng”. Vì nó đã làm biến chất đi dòng game nổi tiếng về độ khó này. Bên cạnh đó, nếu một phiên bản Monster Hunter không quá khó thì nó sẽ không để lại nhiều ấn tượng trong lòng game thủ. Những con boss trong game cũng vì thế mà không còn đáng trợ, lại trở nên “đáng yêu” trông thấy. Điều này vô hình chung làm 50 giờ trải nghiệm cốt truyện của Monster Hunter Stories cứ “nhạt nhòa” một cách khó hiểu, không thể bì kịp các phiên bản Monster Hunter khác.
Tóm lại, Monster Hunter Stories chính là một “Monster Hunter nhí” dành cho các em nhỏ. Với đồ họa đẹp, cách chơi dễ làm quen dễ gây nghiền và độ khó không quá cao, Monster Hunter Stories đã hoàn thành mục tiêu của nó trong việc lôi kéo thêm nhiều game thủ làm quen dần với dòng game Monster Hunter. Nhưng đối với những fan cứng từng bỏ hàng ngàn giờ chơi vào dòng game Monster Hunter để vượt qua các quái thú đầy ác mộng mà nói, Monster Hunter Stories lại là một trò chơi quá “nông” đối với họ.