Phụ Lục
Game online đang là một cơn sóng lớn trong giới trẻ nhiều năm trở lại đây và nó lại càng phát triển mạnh khi game mobile xuất hiện cùng với cơn sốt điện thoại thông minh. Bọn trẻ với chiếc điện thoại mải miết bấm bấm và hò hét đang trở thành mối lo của nhiều phụ huynh. Vậy khi con nghiện game và bị rối loạn tâm thần thì các bậc phụ huynh làm thế nào để nhận biết?
Những biểu hiện sau đây có thể sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết kịp thời việc con mình đang chơi game giải trí hay rơi vào hố sâu nghiện game và bị rối loạn tâm thần. Hãy cùng theo dõi nhé!
Một số biểu hiện cơ bản mà một người nghiện game và bị rối loạn tâm thần thường thể hiện ra ngoài một cách dễ nhận biết nhất chính là thay đổi về tâm sinh lý. Những biểu hiện từ nhẹ nhàng đến phức tạp có thể kể ra như cảm giác mệt mỏi thường trực, không còn sức lực hay hứng thú làm những việc khác. Dù có nghỉ ngơi đầy đủ cũng không thể hồi phục lại trạng thái bình thường.
Sau đó là cảm giác buồn chán, bi quan, bất an, đối với những sở thích khác trước khi bị nghiện game và bị rối loạn tâm thần thì không còn hứng thú nào nữa. Lúc này, mọi chú tâm đều đổ dồn vào game. Chính những biểu hiện sơ khởi đó dẫn đến sự xuống dốc về sức khỏe tâm thần như cảm giác bực dọc, nóng nảy, dễ gây sự dù là một bất đồng nhỏ.
Sự thay đổi tâm tính đột ngột cùng sự bi quan về suy nghĩ dễ khiến người nghiện game và bị rối loạn tâm thần sẽ rơi vào trầm cảm và tự cô lập. Từ đó bắt đầu suy nghĩ cho rằng mình là kẻ vô dụng, là người thừa trong gia đình và các hội nhóm bạn bè người thân. Sau một thời gian bị tách khỏi cộng đồng, tư tưởng tự sát bắt đầu manh nha kèm theo chán ăn, mất ngủ khiến cơ thể suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Các rối loạn về tâm lý sẽ khá khó theo dõi vì nó hầu hết diễn ra bên trong tư tưởng của trẻ nghiện game và bị rối loạn tâm thần, càng nặng thì chúng càng tách mình ra nên sẽ càng khó theo dõi hơn. Nhưng ngược lại, hậu quả của chúng biểu hiện bằng sự thay đổi về cuộc sống lại là tín hiệu rõ ràng hơn.
Với những bất ổn tâm lý, đứa trẻ nghiện game và bị rối loạn tâm thần sẽ ngày càng ít giao tiếp xã hội trực tiếp hơn và chuyển sang giao tiếp trong game. Vì vậy, việc trẻ thu mình, ít giao lưu, thường nhốt mình trong phòng hoặc kè kè chiếc điện thoại chơi game 24/7 là những biểu hiện cần lưu ý. Ít giao tiếp xã hội sẽ dẫn đến hàng loạt tác hại như bạn bè ngoài đời dần ít đi, không muốn nói chuyện với ai, không muốn hòa nhập vào cuộc sống. Điều này tiếp tục ấn sâu con nghiện game vào trầm cảm.
Do các game đều thiết kế để khuyến khích chi xài tiền qua việc nạp tiền nên nghiện game cũng thường đi kèm với “cháy túi”. Một trong những biểu hiện dễ nhận ra nhất khi con nghiện game và rối loạn tâm thần chính là luôn túng thiếu dù không thấy mua sắm đồ đạc gì nhiều. Nếu các bậc phụ huynh tinh tế dõi theo có thể sẽ phát hiện con nghiện game và rối loạn tâm thần theo cách này.
Vào năm 2018, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức quy định nghiện game là một căn bệnh và đưa ra một số định nghĩa để nhận diện nó. Biểu hiện của một người nghiện game được được WHO mô tả ngắn gọn:
"Không thể kiểm soát cảm giác thèm muốn được chơi game, luôn luôn coi việc chơi game là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, bất kể mọi nhu cầu về hoạt động, sở thích hàng ngày khác. Tiếp tục hoặc tăng cao thêm việc chơi game bất chấp những hậu quả mà nó đã mang lại."
Một số chuyên gia vể sức khỏe tâm thần cũng cụ thể hóa các nhận biết về người nghiện game theo kinh nghiệm cá nhân như:
Sau khi nghiện game được chính thức nhận diện bởi WHO, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở khắp nơi cũng đã nhanh chóng góp tiếng nói của mình. Một số đi tìm phương pháp cai nghiện, một số thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu làm nền tảng để hiểu thêm về chứng nghiện mới này.
Chính vì vậy, đây không còn là một căn bệnh hiếm để giấu giếm nữa. Nếu các bậc phụ huynh nghi ngờ con nghiện game và rối loạn tâm thần, hãy mạnh dạn tìm đến các trung tâm hỗ trợ tâm lý. Các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần học sẽ sẵn sàng giúp đỡ các kiến thức và lời khuyên chuyên môn giúp phụ huynh tiếp cận vấn đề tinh tế hơn.
Các bậc phụ huynh cần tránh tự chữa một mình hoặc phản ứng theo kiểu tức giận bởi rất dễ mắc sai lầm và thay vì cứu con lên lại nhấn con sâu hơn vào trầm cảm vì cuộc chiến giữa bố mẹ và con cái. Nó lại khiến đứa trẻ cảng tìm đến game hơn để quên đi rắc rối với bố mẹ.