Trong phần Inquisition, hệ thống War Table cho phép người chơi chọn lựa 3 cách giải quyết với mỗi vấn đề, bao gồm quân đội(forces), mật thám(secrets) và ngoại giao(connections). Thêm nữa, những nhiệm vụ này không làm được ngay mà chỉ hoàn thành sau một khoảng thời gian, cho người chơi lý do để tắt máy nghỉ ngơi.
Battlefield 2142, Flower, WoW, Bravely Default
4 tựa game hoàn toàn khác nhau này lại dùng chung một cách để đẩy người chơi ra khỏi màn hình máy tính/Nintendo DS. Battlefield 2142 tặng một dạng bonus cho từng đợt ngừng chơi trong 24h của mỗi người dùng, giúp tăng gấp đôi điểm Career.
Flower đưa ra 2 trophy chỉ có thể đạt được khi dừng chơi trong một tuần rồi quay lại. World of Warcraft tặng gấp đôi kinh nghiệm khi người chơi nghỉ ngơi tại nhà trọ sau đó đăng xuất trong vòng 8 tiếng hoặc hơn. Còn Bravely Default – game nhập vai kiểu kinh điển Square Enix – đem số giờ game thủ ngừng chơi máy Nintendo DS đổi thành điểm SP (Sleep Point), thường được cộng sau ít nhất 8 giờ ngừng chơi. Điểm SP này rất quý giá, dùng để thực hiện những chiêu thức đặc biệt quyết định thắng bại trong chiến đấu. Điểm trừ duy nhất là chuyện SP có thể mua được bằng tiền thật. Là do phản ánh từ những người chơi gạo cội vốn chỉ cần ngủ 2 tiếng/ngày đây mà.
Pokemon HeartGold/SoulSiver Pokewalker
Hãng Nintendo lại một lần nữa cố gắng giúp game thủ hiểu được sự quan trọng của việc nghỉ ngơi điều độ khi chơi game với thiết bị Pokewalker. Thiết bị hình tròn nhìn giống trò chơi gà ảo này thực chất là máy tính bước đi, bắt buộc game thủ dẫn bộ các pokemon của mình để tăng cấp cho chúng. Bù lại, dùng Pokewalker có thể nhặt được vật phẩm hiếm. Đáng tiếc là số kinh nghiệm lấy được với Pokewalker không thấm vào đâu so với việc cày nhiệm vụ bình thường. Có lẽ Pokemon Go Plus sẽ thành công bắt các game thủ vận động?
Fire Emblem: Awakening
Không dùng những lời sáo mòn để thuyết phục người chơi đừng càn quét kẻ thù và ngừng chơi, hệ thống respawn và drop vật phẩm của Fire Emblem: Awakening sẽ càng ngày càng giảm chất nếu người chơi ngồi đồng quá lâu. Sau vài giờ nghỉ, kẻ thù mạnh hơn sẽ quay về với trang bị tốt hơn. Đây cũng là một nguyên lý thú vị quen thuộc với các game dàn trận: không được khai thác hết tài nguyên mà luôn phải để lại một chút cho những lần sau, làm cho việc khám phá thế giới game thú vị hơn.
Metal Gear Solid 3
Những người hâm mộ dòng game này hẳn đã ấn tượng với việc đồng hồ trong game chạy theo đúng giờ thế giới thực. Ít ra là tương đối như thế. Khi nhân vật Snake hết stamina còn người chơi cũng cần nghỉ ngơi, thì chỉ cần tắt máy và đi ngủ vài tiếng, sau khi người chơi thức dậy, Snake cũng hồi phục năng lượng, tuy vậy toàn bộ thức ăn trong túi sẽ bị hư. Không chỉ có vậy, hệ thống này cho phép hạ gục một trong những con trùm khó nhất game là The End một cách dễ dàng, đó là tắt game trong một tuần rồi quay lại, hắn sẽ chết vì trở nên quá già.
Fable 2
Hệ thống cho thuê nhà là kết tinh của ý định tưởng chừng điên rồ là ‘xây dựng một thế giới rộng lớn đến nỗi có thể mua bán vật tư và thu lợi nhuận cả khi không bật game’, của Peter Molyneux. Tiền sẽ được thu về mỗi năm phút, và chỉ dừng sau hai tháng liên tiếp không chơi game. Tuy vậy hệ thống này bị xóa mất trong Fable 3, có lẽ là do nhiều người chơi dùng đồng hồ hệ thống để ăn gian.
Như đã thấy, chuyện đặt một thông điệp chống bạo lực vào trong game một cách tự nhiên là rất khó. Nếu quá thẳng thắn, game sẽ trở nên sáo rỗng như một bài giảng, và không ai thật sự rút ra kinh nghiệm từ một chương trình dạy học, còn ngược lại thì thông điệp sẽ bị phớt lờ, vì người chơi chỉ chăm chú tới những pha hành động trong game – đối với họ là một cách giải tỏa, nhưng sẽ có tác dụng phụ khi quá sa đà.
Dù vậy, mong mỏi của nhiều nhà làm game – những người từng là những game thủ cứng đầu nhất - vẫn là khiến cho những khách hàng trẻ nhận ra giá trị của những phút chơi game lành mạnh và điều độ, nhất là trong bối cảnh ‘sáng cầm điện thoại, trưa mở máy tính bảng, tối ngồi máy tính’ như ngày nay.
(Bài viết được soạn lại từ Gamesradar.)