Bạn hẳn đã từng trải qua cảm giác tìm kiếm một món đồ bí mật nào đó trong nhiều game, với sức mạnh to lớn xứng đáng với những gì mà nó được kì vọng. Tuy nhiên không phải lúc nào trang bị “bí mật” cũng mạnh như vậy, có đôi khi các nhà phát hành game cố tình troll game thủ chứ chẳng vì mục đích gì khác.
Bản thân cái game Castlevania: Symphony Of The Night đã có quá nhiều bí mật rồi, tới mức độ mà bạn có chơi nhiều lần liên tục cũng khó mà tìm hết được, còn mấy cái đồ đạc với trang bị ẩn thì thôi gọi là vô vàn nên không có gì lạ khi một cái “Giày bí mật” (Secret Boots) xuất hiện cũng chẳng phải là thứ gì quá ngạc nhiên. Hẳn bạn phải nghĩ Secret Boots chắc là cái món gì đó ghê gớm lắm chứ không đùa, nhưng mà nó không phải như vậy đâu.
Dòng mô tả của Secret Boots là “thứ sẽ khiến cho người dùng bí mật cao lên một chút” – vâng bạn chính xác là không nghe nhầm đâu vì nó nhấn từ “bí mật” khá rõ ràng đấy, cái từ cao lên một chút ở đây cũng chính xác nghĩa đen luôn vì nó khiến cho hoạt ảnh bên ngoài của Alucard... chắc là nhỉnh hơn vài phân tôi cũng không rõ nữa (hình minh họa bên dưới). Nói đơn giản thì Secret Boots chính là một cái giày độn, nó hoàn toàn không tăng bất kì chỉ số nào đáng giá cả, nhưng mà các game thủ Castlevania: Symphony Of The Night thì không nghĩ vậy.
Có một điểm độc đáo của Castlevania: Symphony Of The Night là có rất nhiều món đồ dạng “ẩn”, tức là chúng có những buff đặc biệt chỉ được kích hoạt trong điều kiện đặc biệt chứ không hiện rõ ra bên ngoài – cái này thì giống như bug nhiều hơn. Thành ra là khi bạn nhặt được một cái giày đặc biệt mờ ám như vậy, thì điều đầu tiên nghĩ tới chắc chắn là nó sẽ có chỉ số ẩn ngon lành chứ đâu ngờ rằng, đây chính là là màn troll game thủ của các đại hiệp lập trình, đúng là khổ thân.
Kolibri hay tiếng Đức gọi là “con chim ruồi” là một khẩu súng có thật ngoài đời, nó nổi tiếng vì là khẩu súng lục nhỏ nhất thế giới từng xuất hiện. Ra đời vào những năm 1914 và nó được mô tả giống như súng bắn ruồi nhiều hơn vì nhỏ tới mức hư cấu, bất chấp điều đó thì vẫn có hàng ngàn khẩu Kolibri được sản xuất. Nhưng khi Kolibri khi được mang vào game cụ thể là Battlefield 1 thì nó đúng nghĩa là món đồ còn chẳng phải để troll game nữa, vì nó yếu một cách không thể tin được.
Đầu tiên thì Kolibri cực kì nhỏ, nó nhỏ tới mức cái hoạt ảnh cầm khẩu súng này lên đúng nghĩa là lấy hai ngón tay mà “gắp” chứ không thể cầm được, trông không khác gì một khẩu súng đồ chơi chứ chẳng phải vũ khí. Thứ hai nữa là nó bắn cực kỳ quái đản, khi nhân vật sẽ “vẩy” bàn tay chứ không thể nào bóp cò được vì súng quá bé, thành ra Kolibri chắc chắn chỉ có thể dùng làm đồ trang trí hoặc ít nhất là bạn nghĩ là ít nhất cái này cũng có thể hạ nhục đối thủ đúng không, ờ như thế là bạn đang nghĩ sai bét rồi.
Sát thương của Kolibri vô cùng yếu (khoảng từ 1 tới 5 sát thương), nó yếu tới mức mà ngay cả vũ khí cận chiến còn mạnh hơn. Một điều nữa là Kolibri vô cùng khó ngắm bắn do hoạt ảnh kì cục của mình, vì nó không giữ thẳng mà để khom khom trên bàn tay thành ra góc bắn bị lệch hẳn qua một bên trông vô cùng quái đản. Điều tốt đẹp duy nhất của khẩu súng này là độ giật của nó là gần như không tồn tại, nên nếu bạn đủ giỏi thì dùng Kolibri bắn headshot cực kỳ sướng, cơ mà chắc không ai rảnh hơi tới mức độ đấy đâu nhỉ.
Thực tế trong Among Us không có chia phe giữa Crewmate hay Impostor gì cả, tất cả là một vòng quay xem ai phải là kẻ sống sót cuối cùng để chịu khổ.
Nghe cái tên này có quen không Excalipoor hay Excalibur phiên bản ngược, đừng nhầm lẫn thanh kiếm này với huyền thoại Excalibur – vũ khí mạnh nhất trong hầu hết các game Final Fantasy nhé, vì đây thuần túy là một trò troll game thủ đỉnh cao đến từ các lập trình viên Square Enix mà thôi. Cái khiến cho Excalipoor trở nên độc đáo là nó được giới thiệu vô cùng hoành tráng, tên nhái thì chưa bàn nhưng thanh kiếm này thường được mô tả là vũ khí thần thánh hoặc phiên bản làm lại của huyền thoại Excalibur, nhưng một điểm mà game thủ không để ý là Excalipoor luôn có dấu “?” ở phía sau.
Sát thương của Excalipoor thì to gọi là khủng hoảng khi nó gây hẳn MỘT dmg mỗi đòn đánh, vâng chắc chắn là bạn đang không nghe nhầm đâu, thanh kiếm phản huyền thoại này đánh ra MỘT sát thương – bảo đảm không có một vũ khí nào trong bất kì cái game Final Fantasy nào đạt được nhé. Mà như vậy vẫn chưa đủ, vì trớ trêu ở một chỗ là Excalipoor thường có chỉ số phụ cộng thêm rất cao một cách vô lý, đúng kiểu là nó “mồi” người chơi nghĩ rằng đây là thanh kiếm xịn thật nhưng phải mở khóa bằng cách nào đó mới phát huy được sức mạnh.
Nhưng điều đó chắc chắn là không xảy ra, vì bất kể bạn có làm cách gì, có tăng bao nhiêu level hay ghép cái khỉ gió gì vào người chăng nữa... thì Excalipoor vẫn sẽ gây MỘT sát thương không đổi theo thời gian, đúng nghĩa thanh kiếm huyền thoại rồi nhé, mỗi tại đây là huyền thoại kiểu gì đấy không rõ.
Excalipoor là một trò chơi game khăm đỉnh cao qua rất nhiều thế hệ, vì gần như nó xuất hiện ở mọi phiên bản Final Fantasy kể từ sau phần 4, đối với game thủ Việt Nam thì chắc quen thuộc nhất với thanh kiếm thần thánh này ở bản Final Fantasy VIII khi triệu hồi được Gilgamesh và anh ấy vác Excalipoor ra chém hẳn... MỘT sát thương lên quái, ờ thì đôi khi nó cũng giải trí phết đấy chứ.
Trong một cái thế giới mà vừa bước ra cửa đã có đứa nhăm nhe đưa bạn lên bàn thờ như Bloodborne, thì vũ khí phòng thân là vô cùng quan trọng, chúng ta có đủ các thể loại hàng nóng lẫn lạnh từ cưa, rìu, kiếm dài, kiếm ngắn, chùy và hằng ha sa số thể loại linh tinh khác, nhưng trong đó có một món hoàn toàn lạc quẻ là Wooden Shield (khiên gỗ). Người chơi có thể lấy thứ này rất sớm, vào cái lúc đó thì đúng nghĩa nhặt được gì là dùng cái đó luôn, nhưng rồi họ sẽ nhanh chóng nhận ra là mình bị lừa cụ nó rồi.
Đầu tiên cơ chế chiến đấu của Bloodborne không chú trọng việc đỡ mà là né, chưa kể Wooden Shield cũng chẳng phải là thứ dùng để đỡ tốt lành gì cho cam khi nó chẳng hề có tí tác dụng nào, lính thường đánh cũng đủ chết chứ chưa cần tới trùm. Hơn nữa Wooden Shiel lại không thể nâng cấp được, không thể gắn bất kì cái Blood Gem nào cho nên nó đúng nghĩa là món đồ hoàn toàn vô dụng.
Rất nhiều game thủ Dark Souls khi chuyển qua chơi Bloodborne đã bị lừa bởi cái món này, khi họ vẫn quen tay nhấn nút đỡ và nhận ra ngay sau đó mình đã tự đặt chân vào chỗ chết. Chưa kể các đại hiệp thiết kế Bloodborne còn cố tình dìm Wooden Shield, vì kể cả đỡ thì bạn vẫn mất máu lẫn mất thể lực. Cái món đồ này còn vô dụng hơn cả đuốc (Touch) vì ít nhất đuốc còn dùng được để soi sáng vài chỗ cố định, chứ Wooden Shield chắc chắn là một màn troll game thủ tới chết của Bloodborne không còn nghi ngờ gì.