Vào giữa năm 2016, Mosqueira chính thức nghỉ làm việc tại Blizzard. Tuy không rõ động cơ là gì nhưng có thể là do sự hủy bỏ của Hades hoặc ngược lại. Tuy nhiên điều mà rõ ràng nhất tại thời điểm đó chính là dự án Diablo kế tiếp do ông ta điều hành đã bị cho “chết”.
Trong những tháng tiếp theo, đội 3 của Blizzard phải làm 2 việc :
Theo những nguồn tin được xác thực, Fenris là một dự án Diablo IV được hồi sinh và làm tiếp. Đội 3 đã và đang làm dự án này từ 2016 và một số cảm thấy dự án này có một tương lai tương đối tốt.
“Giám đốc thiết kế, Luis [Barriga] cảm thấy game này có tiềm năng và rất nhiều người trong Blizzard đang hào hứng hứng vì nó. Họ muốn làm cho Diablo IV một phong thái ghê rợn, kinh tởm, và bỏ đi những thứ được xem như hoạt hình trong Diablo III.”
Trong quá trình phát triển, có một thứ gọi là ‘trụ cột’ – thứ giúp ấn định được mục tiêu của mọi người trong team và đảm bảo được rằng ai cũng làm đúng theo hướng đó. Một trong những ‘Trụ cột’ của Fenris sẽ là: Embrace the darkness – Hòa mình vào bóng tối.
“Có nhiều người cảm thấy Diablo III hoàn toàn không bị chỉ trích vì đồ họa và hiệu ứng kỹ năng không giống với phong thái Diablo.” Nhấn mạnh thêm rằng Fenris đang ngắm tới một phong thái giống như Diablo II, tức là đen tối thay vì màu mè như Diablo III. Một nhân viên của Blizzard chia sẻ:
Dự án Fenris vẫn còn trong giai đoạn tiền phát triển và khó có thể đưa ra mắt công chúng cho tới tận 2020 hoặc trễ hơn, nên chúng ta có thể an tâm vì những quyết định của team sẽ thay đổi dần theo thời gian. Còn về phần góc nhìn của camera, tuy những bản test trên máy gần đây sử dụng góc nhìn cũ nhưng không có nghĩa là nó sẽ giữ nguyên cho tới khi ra mắt.
Một ‘trụ cột’ khác mà Fenris cũng đang hướng tới là làm cho Diablo mang hơi hướm MMO một chút, để cho người chơi được trò chuyện với NPC hoặc người chơi khác. Những game Diablo trước đó bao gồm rất nhiều NPC giao nhiệm vụ, shop bán đồ - hãy tưởng tượng, khi bạn đang đi vòng vòng thị trấn, bạn có thể gặp gỡ và lập team cùng với những người chơi khác? Rồi bạn sẽ nhảy vào dungeon chung với họ, giống như Destiny/WoW chẳng hạn.
Một câu hỏi khá là đau đầu: làm sao Blizzard kiếm lời từ Fenris? Những game như Overwatch, Hearthstone đều có được nguồn thu nhập từ bán lootbox hoặc card packs. Còn với Diablo thì hoàn toàn chưa có một cơ sở nào để nắm được nguồn thu ổn định. Theo những gì chúng tôi nghe thấy, thì những giải pháp cho việc đó vẫn đang được định hình và quyết định sau.
Fenris chỉ mới được thành lập dạo gần đây nên những ý tưởng hiện tại có thể thay đổi hoặc không bao giờ thấy được ánh sáng mặt trời, nhưng với Diablo thứ 4 đang được phát triển thì khó có thể hiểu được. Tại sao Blizzard không muốn nhắc đến điều này? Công ty đã nhá hàng về sự tồn tại của game trong những blog game hoặc live streams rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ sử dụng từ Diablo IV. Có lẽ vì vậy cộng đồng người hâm mộ càng ghét thêm Diablo Immortal.
Vài tháng trước, tôi đã thông báo về việc Blizzard đã làm một video cho Blizzcon 2018, trong đó có sự góp mặt của Allen Adham – đồng sáng lập Blizzard, nói về Diablo IV nhưng sau đó Blizzard chặn và không cho trình chiếu hoặc tiết lộ ra ngoài. Những lời ra lời vào làm cho tôi có một quan điểm như sau: Blizzard đang muốn tung ra một bản demo cho Fenris, nhưng họ muốn đợi cho dự án đó thật sự đủ tốt và thời gian chín muồi mới tung ra.
Mặt khác, những người vận hành và phát hành những game khác khẳng định rằng trong tin nội bộ thì hoàn toàn không có Diablo IV cho Blizzcon.
Tại sao lại như vậy? Đây là một giả thiết: Blizzard bị ám ảnh bởi dự án mang tên Titan.
Titan là một dự án về MMO đã được phát triển vào năm 2007. Hãy tưởng tượng The Sims, Left 4 Dead, Team Fortress 2 kết hợp, bạn chạy vòng vòng làm những việc cần thiết vào buổi sáng và BÙM, thành siêu nhân vào buổi tối. Dự án Titan đáng lẽ sẽ mang lại một luồng gió mới cho cộng đồng game giống như WoW.
Bắt đầu khởi động từ năm 2013, sau 6 năm phát triển dài đằng đẵng, Blizzard đã hủy bỏ dự án Titan. Một phần của đội ngũ đó gom những gì còn sử dụng được chuyển sang phát triển Overwatch và đã thành công vang dội. Nhưng dự án đó đã là một vết sẹo khó có thể lành – một khoảng thời gian tiêu tốn nhân lực và tiền của, và còn tệ hơn hết là do nò được hé lộ sớm nên ai ai cũng biết thất bại này.
Vậy nên với dự án Fenris đang trong thời kỳ sơ khai và với phần 4 của Diablo đang phát triển lại – chúng ta không thể trách được đội 3 đang phải chịu áp lực như thế nào. Thậm chí cái tên “Diablo IV” thôi cũng đủ gây một làn sóng trong cộng đồng game, chính vì thế họ chưa muốn đưa nó ra ngoài sân khấu. “Chúng tôi rất sợ nói trước bước không qua, chính vì thế chúng tôi chỉ đưa ra khi có trailer hoặc một bản demo chơi thử”
Overwatch có thể là một con phượng hoàng được hồi sinh từ tro tàn của Titan, nhưng những người khác nhìn vào đống tro tàn đó, họ chỉ xem Titan là một thất bại.
“Chúng tôi muốn rằng trước khi thông báo một dự án nào đó trước công chúng, thì ít nhất phải lên kế hoạch, chi tiết và hy vọng có được một bản chơi thử” – đại diện của Blizzard.
Chúng tôi không muốn mang lại sự thất vọng cho mọi người, dựa vào sự thông báo ra mắt của Titan và một đứa con bị bỏ rơi khác – Starcraft: Ghost.
Chính vì thế, Blizzard chia sẻ quan điểm của công ty rằng họ hoàn toàn không muốn đưa ra những lời hứa hươu hứa vượn mà không có cơ sở. Khi nào sẵn sàng thì họ sẽ lên kế hoạch ra mắt.
Sau màn ra mắt không mấy ấn tượng của Diablo Immortal, rất nhiều người có cùng suy nghĩ: “Liệu việc phát hành Diablo Immortal có làm cho những game Diablo khác bị bỏ xó ?”
Nhưng thật ra, Diablo IV và Diablo Immortal được phát triển bởi nhiều team khác nhau và nhiều người ở những khu khác nhau. Trong khi dự án Fenris được phát triển bởi đội 3, thì Diablo Immortal được phát triển một phần bởi NetEase cùng với một đội khác của Blizzard: Incubation – lồng ấp trứng.
Vào 2016, Allen Adham quyết định quay trở lại công ty và tạo ra một bộ phận mới. Được khai sáng bởi sự thành công của Hearthstone, bộ phận ‘ấp trứng’ này sẽ giúp công ty nuôi dưỡng được những dự án cần sự sáng tạo. Bộ phận này cũng thu hút những người có thâm niên như Tom Chilton, giám đốc quản lý của WoW.
Một người phát triển game lâu năm cũng quyết định tham gia đội ‘ấp trứng’ – Wyatt Cheng, đơn giản là vì ông đã làm dự án Diablo III hơn một thập kỷ và muốn xả hơi một tý. Blizzard đã hợp tác với NetEase để cho ra mắt Diablo III trong thị phần Trung Quốc một cách miễn phí và đã đạt một thành công lớn. Vào năm 2016-2017, 2 công ty quyết định hợp tác và tạo nên Diablo Immortal chỉ dành cho nền tảng điện thoại với Cheng là trưởng bộ phận phát triển. ”Diablo Immortal tồn tại vì chúng tôi nghe nói người Trung Quốc rất thích nó” một nhà phát triển chia sẻ.
Ban đầu Blizzard dự tính là chỉ ra mắt Immortal ở thị trường Trung Quốc trước vì ở đây, Blizzard có thể tung ra một game chưa hoàn thiện về mặt chất lượng trong game cũng như chất lượng khung hình. Và trong khoảng thời gian đó, họ sẽ trau chuốt hoàn thiện game và đem nó về với khu vực nó thuộc về - Phương Tây.
Nhưng quyết định trên có vẻ như không thỏa đáng vì Blizzard hoàn toàn không nói rằng game sẽ được tung ra ở thị trường nào trước tiên. “Một trong những giá trị cốt lõi của chúng tôi là ‘nghĩ lớn ra toàn cầu’ và lịch sử những game chúng tôi làm ra đều có hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ để người chơi có thể tiếp cận và tận hưởng game. Với những tư tưởng đó, chúng tôi quyết định rằng sẽ đem Diablo Immortal đến với thị trường quốc tế.”- một đại diện cho hay.
‘lồng ấp trứng’ không chỉ ấp mỗi Diablo Immortal mà còn rất nhiều dự án khác và nhiều người hâm mộ nghi ngờ động cơ đằng sau những game này. Tuy vậy nhiều nhân viên của Blizzard đã trấn an rằng những game này được tạo ra bởi vì… những nhà phát triển game thật sự muốn tạo ra nó.
“Tại Blizzard, có rất nhiều người chơi game trên điện thoại và cũng có rất nhiều người thật sự có hứng thú với nó. Phản ứng của những người trong công ty hoàn toàn khác với phản ứng của những người bên ngoài. Có lẽ vì nhân viên muốn làm những dự án nhỏ hơn và game trên điện thoại hoàn toàn hợp lý với họ.” - một nhà phát triển game cho biết.
Ví dụ, có kha khá người trong công ty chơi game mang tên Pokemon GO và họ cứ cố tranh nhau cái Pokemon Gym ở trong khu campus của Blizzard. Trông vậy thôi chứ họ đánh nhau hằng ngày qua trò chơi đó.
Và thậm chí trong đội ‘ấp trứng’, Cory Stockton – trưởng bộ phận thiết kế đồng thời là một fan cuồng của Pokemon; đang ‘ấp’ một game Warcraft hơi hướm chủ đề Pokemon Go cho điện thoại.
Có thể đây là một tình huống không thể lỗ chỉ có lời cho Adham. Với game điện thoại, Blizzard có thể làm hài lòng cổ đông trong công ty Activision bằng những game lớn thâm nhập thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, và Blizzard đồng thời giúp những người kỳ cựu làm những dự án nhỏ hơn mà họ hằng mong muốn.
Nhưng trong năm vừa qua, sự ảnh hưởng của Activision hoàn toàn không nhỏ và nhân viên trong Blizzard cảm thấy có chút gì đó khác biệt trong cách vận hành của công ty.
Vào mùa thu 2018, trong cuộc họp có tầm cỡ công ty thường niên “Battle Plan”, Giám đốc tài chính là Amrita Ahuja đã đưa ra một quyết định mà làm ai cũng phải ngạc nhiên : để dành tiền.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận được quyết định từ cấp trên về việc dè xẻn chi tiêu và hạn chế sử dụng tài chính vào những thứ không cần thiết” – một người có mặt trong cuộc họp cho biết.
Blizzard và Activision vốn dĩ đã là nước sông không phạm nước giếng, mỗi bên đều có một định hướng, chất lượng và cách quảng bá riêng. Bạn có thể tìm thấy Easter eggs của WoW trong Starcraft II nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy nhân vật của Overwatch trong Call of Duty. Nhưng dạo gần đây, đã có một sự liên kết dây mơ rễ má với hai công ty này.
Năm 2018 không phải là một năm tốt lắm cho Activision. Nhà xuất bản game Destiny hoàn toàn không hài lòng về doanh thu và thậm chí cổ phiếu vì đã làm những nhà đầu tư cảm thấy thất vọng. Số lượng người chơi mỗi tháng bị giảm sút một cách tồi tệ và Blizzard không cho ra thêm nhiều game, có thể dễ hiểu tại sao những cấp trên trong Activision muốn nhúng tay vào chuyện này.
Blizzard có vẻ như đang củng cố dàn nhân lực cho team phát triển game trong khi cắt giảm chi phí những nơi khác. Activision cũng đang cố tăng lượng game và nội dung trong thời gian tới.
“Chúng tôi được thông báo rằng phải cắt giảm chi phí ở mọi góc vì chúng tôi không có những ý tưởng mới. Overwatch đã làm cho chỉ tiêu doanh thu hàng năng vọt lên quá cao, nên có quá nhiều áp lực từ Activision để mọi thứ hoạt động theo guồng máy. Họ muốn có cái gì đó để cho những cổ đông cảm thấy an tâm và đầu tư thêm vào”
Vào tháng 10/2018, Mike Morhaime – đồng sáng lập của Blizzard đồng thời là lãnh đạo từ chức và được bổ nhiệm lên trên vị trí này là J. Allen Brack. Đồng thời Allen Adham và giám đốc điều hành phát triển Ray Gresko cũng tham gia vào đội điều hành cao cấp.
Đó là một tin trời giáng cho Blizzard, vì Morhaime được yêu quý nhất công ty. Thậm chí có những người còn gọi ông là “Anti-CEO”
“Ông ta không quan tâm về lợi nhuận, ông ta chỉ muốn nhân viên của mình vui, hạnh phúc, và ông muốn làm ra những game tốt và cộng đồng thỏa mãn.” – một nhân viên cho hay.
Và có những tin đồn không tốt về CEO của Activision : Bobby Kotick về những kế hoạch mà ông ta chuẩn bị cho Blizzard, đặc biệt là về tài chính.
Mặc dù áp lực ban đầu không quá lớn, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công ty cũng như nhân viên tại đó. Với những quyết định này của Activision và Blizzard, liệu chăng những động thái của họ cho những dự án sau này có thật sự vì chất lượng và cộng đồng không?
Chốt hạ
Diablo vẫn còn có tương lai, không phải là ở điện thoại. Diablo III có thể đã hết thời nhưng Diablo IV vẫn đang được hoàn thiện. Đừng lo lắng về những gì Blizzard đang giấu diếm, họ chỉ sợ nói quá sớm khi làm không nổi lại nhục mặt thôi chứ không phải họ không muốn làm. Nhưng mặt khác chúng ta vẫn không thể biết được điều gì đang và sẽ xảy ra cho tựa game này. Câu hỏi lớn nhất hiện nay, Blizzard sẽ ra sao trong 2-5 năm nữa? Chúng ta có thể sẽ không biết câu trả lời cho tới khi Blizzcon 2028 ra mắt.