Phụ Lục
Tuy vẫn còn đang trong giai đoạn “hỗn loạn” với việc người chơi liên tục thử nghiệm các đội hình khác nhau, nhưng Đấu trường chân lý vẫn có những sự phân cách sức mạnh rõ ràng giữa các tướng. Dưới đây là những tộc và hệ thuộc dạng yếu nhất Đấu trường chân lý, theo ý kiến của Mọt Game.
PC/CONSOLE
Graphic Adventure - lịch sử dòng game khai phá trí tưởng tượng – P.1
Kích hoạt: Khi có đủ 3 hải tặc trong trận, cho ngẫu nhiên từ 0 tới 4 vàng sau khi chiến đấu với người chơi khác bất kể thắng thua.
Nhìn vào cái nội tại này thì bạn có thể hiểu ra những ai chọn hải tặc sẽ hướng tới chiến thuật “feed to win” các round đầu, để lấy lợi tức từ vàng có thêm và xây dựng đội hình về sau. Cái này nghe qua thì có vẻ rất là hay ho, nhưng thực tế thì nó không được như vậy đâu vì quá dựa vào nhân phẩm.
Đầu tiên trong game chỉ có 4 hải tặc là Graves, Pyke, Gangplank và Miss Fortune, riêng MF thì loại ra luôn vì đây là tướng tier 5 vậy nên bạn sẽ phải cần 3 con còn lại để hình thành bộ 3 Hải tặc từ sớm. Nếu như Graves có thể lấy rất dễ dàng ngay từ cấp một, Pyke khó hơn một chút nhưng phần trăm vẫn cao thì Gangplank lại là vấn đề khác, vì đây là tướng cấp 3 nên bạn phải nâng thanh kinh nghiệm lên mức 4 thì nó mới ra để mua.
Chúng ta có 15% mua được Gangplank ở mức 4 và 25% ở mức 5, vấn đề là bạn sẽ muốn có Gangplank ngay lập tức để thành bộ 3 Hải tặc mà không phải roll lại quá nhiều, nhưng trong một ngày không đẹp trời lắm (mà thường là như vậy vì 15% là quá thấp) thì số tiền bỏ ra còn quá cha số tiền thu được. Chiến thuật cơ bản của Feed to Win trong Đấu trường chân lý là kiếm lợi tức nhanh nhất với số máu phải chịu thấp nhất, thì Hải tặc hoàn toàn vô nghĩa vì nó quá dựa vào nhân phẩm để roll ra Gangplank sớm, số tiền mà bạn bỏ ra thà cứ mua tướng bình thường rồi khổ dâm chịu đòn còn tốt hơn.
Cuối cùng số tiền mà hải tặc cho bạn lại từ 0 tới 4, đồng nghĩa sẽ có round ta chẳng thu được cái quái gì, kể cả xét theo phần trăm thì lợi tức thật vẫn chỉ là 2 đồng trên round – quá ít so với số đầu tư đã phải bỏ ra. Chưa kể hải tặc không có bonus chiến đấu trong Đấu trường chân lý, nên kiểu gì bạn cũng sẽ toàn thua với thua mà thôi, đến lúc đó thì sợ còn chết trước khi kịp tiêu tiền ấy chứ.
Kích hoạt: Mỗi đòn đánh sẽ có 40, 60, 80% (tương ứng với 2, 4, 6 ác quỷ có mặt) tỉ lệ đốt năng lượng kẻ địch và gây sát thương chuẩn dựa theo số năng lượng đã đốt.
Về lý thuyết thì các kích hoạt này trong Đấu trường chân lý nghe có vẻ ngon vì một công đôi việc, vừa đốt năng lượng vừa gây sát thương và khiến kẻ địch khỏi xài kỹ năng. Thực tế thì nó lại hơi khác một chút vì các tướng ác quỷ rất khó kết hợp với nhau, vấn đề cơ bản là kỹ năng của bọn chúng đều ở mức trung bình kém may ra có mỗi Brand là gọi ở mức xuất sắc (chúng ta bỏ Swain qua một bên vì Tier 5 là thứ ăn rùa để lấy rồi).
80% ở cấp cuối nghe thì cũng khá hay ho đấy, nhưng bạn hãy để ý là Ác quỷ không có tướng đỡ đòn dạng xịn (Morde là tier thấp mà cũng chẳng mạnh lắm) tức là người chơi phải ghép chúng cùng các đội hình khác để tối đa hóa khả năng. Nhưng không như Ninja đi kèm Sát thủ hay Quý tộc đi kèm hiệp sĩ hay hộ vệ, Ác Quỷ là tộc phân chia hệ rất lung tung và cực kỳ khó kết hợp.
Các tướng Ác quỷ trừ Swain đều mỏng dính như tờ giấy mà do việc khó kết hợp với những tộc khác, bạn sẽ tốn một số lượng slot khổng lồ để tìm cách nhét chúng sao cho vừa cả hàng trước lẫn hàng sau. Tất nhiên là có thể dùng Thìa bạc + Nước mắt để chuyển class 1 tướng bất kỳ thành Ác quỷ, nhưng từng đó vẫn không thể bù được cái đống lằng nhằng ở trên.
Kể cả về late game khi có đội hình gọi là xịn thì Ác quỷ vẫn thua cực kỳ nhiều đội hình meta hiện tại như Sát thủ (vừa vào mất cụ nó hàng sau thì làm sao mà đánh), Quý tộc (đánh chày cối thì Quý tộc làm cha) hay kể cả là Hoang dã… thành ra đây là kiểu xây dựng đội hình trên giấy không có tính thực tiễn.
Kích hoạt: Robot có đầy năng lượng khi bắt đầu trận.
Lý do mà Robot nằm trong danh sách này của Đấu trường chân lý vì nó có quá ít sự lựa chọn, có mỗi một mình Blitzcrank mang thuộc tính Robot mà kỹ năng của vị tướng này cũng chả mạnh cho lắm (kéo tướng xa nhất về phía mình và gây choáng). So ra thì Blitzcrank cũng chỉ là một kiểu nâng cấp của Sát thủ để diệt hàng sau mà thôi, càng về sau Blitzcrank càng phế nên có mana hay không cũng chẳng thành vấn đề gì cả.
Kích hoạt: Cho các tướng Yordle tỉ lệ né đòn (25% - 60%) tương ứng với 2 và 6 Yordle trên sân.
Cái này chắc sẽ có rất nhiều ý kiến không đồng ý vì tôi biết đang có nhiều người chơi combo Yordle + Hóa hình hoặc Yordle + Pháp sư, nhưng hãy nhìn vào thực tế là việc để có được 6 Yordle là điều rất phiền hà, chưa kể đám lít nhít này cũng chẳng phải tướng mạnh mẽ gì cho cam. Điểm yếu của Yordle là rất thiếu sát thương mặc dù dư thừa hiệu ứng và khả năng chống chịu, bạn né đòn để làm gì nếu không hạ gục được kẻ địch?
Bạn không thể dùng Thìa vàng để chuyển class thành Yordle, thành ra việc set đủ 6 Yordle còn khó hơn cả 6 Băng quốc nữa, khả năng cao là chưa đủ mạnh đã bị đập chết tươi rồi. Nên nhớ là né đòn ở đây chỉ tính các đòn đánh thường, chứ phép thuật hay kỹ năng nó giã thẳng vào đầu thì vẫn y nguyên nhé. Vấn đề đặt ra ở đây là né nó rất hên xui, vì thà là giảm phần trăm sát thương thì bạn còn chắc chắn đám hàng sau của mình có thể sống sót, chứ lỡ mà bên kia nó giã cho 3 đòn đều trúng hết xong cả đám chết luôn thì đúng là đại họa.
Tất nhiên Yordle vẫn là một kiểu build rất vui đặc biệt nếu bạn dồn được Shojin (đòn đánh thường hồi năng lượng sau khi dùng kỹ năng) cho Lulu để Khổng lồ hóa liên tùng tục, nhưng nó lại về vấn đề cũ là sống lâu để làm gì nếu không giết được đối thủ vì Yordle thiếu sát thương cực kỳ. Đã có trường hợp Yordle và Quý tộc đứng bắn nhau tới hết sạch cả thời gian mà không ai chết, như thế thì người cầm Yordle luôn lỗ vì số máu tụt lại sau mỗi round luôn về thấp hơn đối thủ, vậy nên Yordle thường là mix cùng Pháp sư hoặc rồng chứ ít ai chơi thuần cả.
Trên đây là các hệ và tộc yếu nhất Đấu trường chân lý theo ý kiến của Mọt Game. Còn theo bạn đâu sẽ là đội hình “vô dụng” nhất?