Cốt truyện của Sekiro: Shadows Die Twice may mắn là khá dễ hiểu chứ không rối rắm như các đàn anh đi trước, bạn vào vai Sekiro – một Shinobi với nhiệm vụ bảo vệ Thiếu chủ Kuro của thành Ashina, người đang nắm giữ trong mình bí mật của sự bất tử. Sekiro tuân theo lời thề của một Shinobi là luôn luôn tuân lệnh cũng như bảo vệ chủ nhân của mình bằng cả mạng sống, nhưng rồi bí mật về sức mạnh của Kuro dần lọt ra ngoài, kéo theo những kẻ muốn chiếm lấy nó.
Nhìn chung đánh giá Sekiro: Shadows Die Twice có cốt truyện tương đối gọi là bình thường, tức là chơi xong game bạn còn có thể hiểu nó nói về cái gì, chứ không phải một đống rối nùi như Bloodborne. Tất nhiên ngoài phần chơi chính ra thì Sekiro: Shadows Die Twice còn có hàng tá nhiệm vụ phụ, cũng như nó sở hữu tới 4 kết thúc khác nhau, bảo đảm sẽ ngốn của người chơi rất rất nhiều thời gian nếu muốn thực sự hiểu rõ về tựa game này.
Thứ quan trọng nhất của Sekiro: Shadows Die Twice là lối chơi đã có sự thay đổi lớn, giờ đây thanh thể lực đã được loại bỏ và thay bằng Posture – một dạng chỉ số thể hiện sự bền bỉ khi ra đòn. Khi kẻ địch bị Sekiro đánh trúng hoặc phản đòn thành công, thanh Posture của hắn sẽ từ từ đầy lên và khi lên tới đỉnh mục tiêu sẽ bước vào trạng thái kiệt sức, lúc này người chơi được quyền tung ra đòn kết liễu gọi là Deathblow để đưa kẻ xấu số đó chầu trời.
Toàn bộ lối chơi của Sekiro: Shadows Die Twice xoay quanh việc làm sao để khiến thanh Posture của đối thủ lên cao, sử dụng Deathblow và kết thúc trận đấu. Game đề cao việc phản đòn và tấn công liên tục, vì chỉ có như thế bạn mới có thể dồn ép đối thủ để làm hắn rơi vào trạng thái Deathblow. Nhịp độ trận đấu trở nên cực kỳ giống những bộ phim Samurai, với hai đối thủ cầm kiếm gườm ghè nhau, sau đó tung ra những nhát chém tóe lửa nhằm đoạt mạng con mồi.
Tất nhiên nói về Shinobi mà thiếu phần Steath Kill thì thật sự quá thiếu sót, Sekiro: Shadows Die Twice cho phép người chơi có thể lựa chọn làm một Ninja đích thực, đi vòng qua những chỗ khuất để ám sát con mồi. Bạn có thể dùng phương thức này thủ tiêu hầu hết cả địch kể cả những con Mini Boss nếu làm đúng cách, nó đưa Sekiro: Shadows Die Twice thành một game rất đa dạng với 2 phong cách riêng tùy theo sở thích người chơi.
Để hỗ trợ thêm khi chiến đấu, Sekiro có những cánh tay giả gọi là Prosthetic Tools, chúng là những loại vũ khí có thể gấp gọn lại và sử dụng tức thời như: phi tiêu, đạn pháo, súng phun lửa, dao độc hay cả dù dùng để chống đạn... Độ đa dạng của các Prosthetic Tools khiến game tuyệt vời hơn rất nhiều, kết hợp với các combo có sẵn sẽ khiến Sekiro thực sự lả lướt trên chiến trường. Có điều lý thuyết lúc nào cũng tươi đẹp, còn thực tại sẽ khác xa vì với một game đến từ From Software thì “cực khó” vẫn là một từ quá nhẹ nhàng để mô tả. Sekiro: Shadows Die Twice có mức độ thử thách phải nói là kinh hoàng nhất từ lúc ngành game khai thiên lập địa ra tới giờ.
Vậy cụ thể thì cái game của nợ này khó tới mức nào, chà cái này đã có rất nhiều người gào thét rồi nhưng theo Mọt Game là nó đã làm đảo lộn mọi quy tắc của một game hành động chặt chém từ trước tới nay. Chúng ta đã quen với việc chiến đấu theo phong cách “ra đòn – né đòn và lặp lại” trong hầu hết các game dạng này, kể cả với Dark Souls, Nioh hay Bloodborne thì đây cũng là tiêu chí chính khi bạn liên tục di chuyển kết hợp cùng combo theo cường độ liên tục, nó gần như đã ăn sâu vào não của bất kỳ game thủ nào.
Sekiro: Shadows Die Twice thì không như vậy, nó hướng tới một thứ gọi là “phản đòn và tấn công tới chết”, các kỹ năng quen thuộc kiểu như lướt hay lăn vòng tròn hoàn toàn biến mất trong tựa game này. Lý do là vì trong Sekiro: Shadows Die Twice khái niệm I-Frame (khoảnh khắc bạn bất tử trong vài phần trăm giây khi thực hiện một cú né đòn hoàn hảo) đã bị triệu tiêu, tuy nó vẫn còn xuất hiện như cực kỳ khó ra và thời gian cũng bị rút ngắn rất nhiều. Mất đi cơ chế này khiến việc chiến đấu vô cùng khó khăn, vì bạn chắc chắn sẽ bị ăn đòn như "cờ hó" nếu giữ nguyên kiểu đánh cũ là ra đòn rồi né.
Với một game khó kinh hồn táng đởm như Sekiro: Shadows Die Twice, thì có lẽ chẳng có mẹo nào là đủ để cứu lấy người chơi khỏi bị hành hạ.PC/CONSOLE
Những mẹo hữu ích khi chơi Sekiro: Shadows Die Twice – P.1
Cách duy nhất để sống sót trong Sekiro: Shadows Die Twice là phải nhấn nút đỡ đúng thời điểm để phản lại đòn tấn công của kẻ địch, điều này sẽ khiến thanh Posture dần đầy lên để Sekiro đủ sức ra một đòn Deathblow kết liễu mục tiêu. Tất nhiên nói thì dễ hơn làm, vì khi muốn phản đòn bạn buộc lòng phải đứng yên, hơn nữa không phải cứ giơ tay chạm vào nút đỡ là xong, mà cái quan trọng là phải biết khi nào nhấn mới được.
Thứ khiến cho Sekiro: Shadows Die Twice trở nên khó một cách kinh hoàng chính là nỗi sợ hãi từ chính kẻ địch, tôi thề là thằng cha nào thiết kế cái game này đã cố tình chơi khó game thủ, khi cho Sekiro dùng một thanh kiếm ngắn ngủn, trong khi đám trùm thì con nào con nấy không những to xác mà vũ khí của chúng còn dài một cách vô lý. Chuyện bạn đang đứng cách nửa màn hình bỗng nhiên bị nguyên cả một thanh đại đao khổng lồ bửa vào đầu là như cơm bữa, trong tình huống đó bản năng của 99% game thủ sẽ nhấn nút né trong vô thức, kết quả luôn luôn vô cùng thảm khốc.
Rất khó để giữ được bình tĩnh mà nhấn nút phản đòn, khi mà đám trùm chỉ cần xẹt một phát là đi từ 50 tới 80% máu của bạn. Phản đòn không cho chúng ta cảm giác yên tâm, nó y hệt như đang đi giữa một rừng đao bằng một sợi cước vậy. Tay bạn sẽ run lên từng hồi, từng nơ-ron thần kinh bị kéo căng ra và tim đập với tốc độ còn hơn cả cờ-hó đang bị Exiter đuổi sau đít. Tất nhiên để tăng thêm phần thú zị, From Software còn thêm vào một cơ chế mới trong Sekiro: Shadows Die Twice đó là những tuyệt chiêu Tất sát bất khả kháng cự.
Hãy tưởng tượng bạn đang căng cơ mít thít cơ mông mà nhấn nút đỡ đòn, bỗng nhiên con trùm đảo chiều vũ khí và một dấu thập đỏ với ký hiệu chữ Hán hiện lên, rồi mặc kệ cho bạn đang tìm cách phản đòn, cái tuyệt chiêu này vẫn xuyên qua và làm một phát ít nhất 70% máu éo cần vì cái lý do gì cả. Các đòn đánh Tất sát bất khả kháng cự là thứ xuyên qua mọi lớp phòng hộ, được trùm dùng thường xuyên để ngăn ngừa bọn chơi bẩn chuyên gia Spawn nút đỡ tới chết, cách duy nhất để chống lại chúng là né đi... ờ tới đây là đồng bào có thể tự mường tượng ra rồi đó.
Do đó trong Sekiro: Shadows Die Twice không có khái niệm đi lùi, bạn sẽ phải lao lên tấn công bất chấp kết quả sẽ thảm khốc ra sao, bằng mọi giá phản đòn đối thủ và chịu đựng cho tới khi nào thanh Deathblow đạt mức tối đa. Trùm trong game này cũng dễ thương lắm, một đòn bất kỳ của chúng là khoảng 50%, nặng thì 90% máu rất nhẹ nhàng, điều an ủi duy nhất ở đây là Sekiro: Shadows Die Twice không có khái niệm “đấm phát chết luôn” như mấy đàn anh đi trước.
Bạn sẽ không thể giảm độ khó hay cày cuốc được trong Sekiro: Shadows Die Twice, vì các chỉ số cơ bản chỉ có thể tăng lên sau khi hạ gục một con Boss hoặc Mini boss trên đường. Số lượng trùm của game này nhiều khủng hoảng, tới mức thời gian bạn sẽ gặp chúng có khi còn nhiều hơn cả đám lính quèn trên đường nữa. From Software thực sự đã giữ đúng lời hứa về một cái trải nghiệm “như nhau” của tất cả người chơi, đó là độ khó tàn bạo như nhau bất kể mày là ai.
Đồ họa trong Sekiro: Shadows Die Twice lần này tươi sáng hơn hẳn 2 đàn anh Dark Souls và Bloodborne, tạo hình đám quái trên đường cũng như các con trùm đều ở mức bình thường so với tiêu chuẩn con người, chứ không phải đám sinh vật quái đản đậm chất phim kinh dị như Bloodborne. Theo đánh giá của Mọt Game thì hình ảnh của Sekiro: Shadows Die Twice không được “chất” như Bloodborne, tức là trừ một vài con trùm siêu mất dạy ra, thì tổng thể cái game này không có một điểm nhấn đặc biệt in dấu trong đầu người chơi hay những kiến trúc nào đó thoát ly thực tại.
Hi vọng các mẹo nhỏ dưới đây của Mọt Game sẽ giúp đỡ cho bạn phần nào, trong quá trình chinh phục đám trùm khủng khiếp của Sekiro: Shadows Die Twice.
Âm thanh của Sekiro: Shadows Die Twice thì phải nói là đỉnh, đặc biệt là tiếng vũ khí chạm nhau mỗi khi đánh trùm, nó đúng kiểu là âm thanh gọi hồn từ Thần chết với một nhịp điệu tuyệt đẹp, bạn sẽ thực sự cảm nhận được mạng sống (hầu hết là của mình) từ từ trôi đi sau những lần chạm gươm này. Các bản nhạc trong game hoàn toàn theo phong cách nhạc cụ cổ của Nhật, nó không hào hùng mà theo kiểu da diết và dồn dập mỗi khi Sekiro chạm trán kẻ địch. Lời khuyên ở đây là nên để giọng hội thoại trong game là tiếng Nhật, vì như thế nghe hay hơn giọng tiếng Anh.
Bất chấp sự tra tấn tàn bạo cả về thể xác lẫn tinh thần, Sekiro: Shadows Die Twice vẫn là một cái ma lực thực sự kéo người chơi vào ăn hành cùng nó. Bạn sẽ không thể kiếm được một tựa game nào trên thị trường mô phỏng được cảm giác sống chết thực tế như vậy, sự ức chế sau hàng giờ đồng hồ bị hành hạ hay thành công không gì so sánh nổi mỗi khi hạ gục con trùm khó nhằn... tất cả những thứ đó làm nên một Sekiro: Shadows Die Twice tuyệt đỉnh. Chơi cái game này giống như uống chén rượu tuyệt nhất thế giới mà có thuốc xổ, bạn biết nó sẽ làm mình trải qua địa ngục nhưng không thể nào cưỡng lại được.