Phụ Lục
Những game hậu tận thế giờ đây đã là một phần không thể thiếu và xuất hiện một cách rất thường xuyên, với rất nhiều lợi thế từ việc vận hành lối chơi, cốt truyện và cả nhân vật thì thể loại này đang dần thống trị mọi thứ. Tất nhiên khi phát triển hàng loạt như vậy thì các công thức để tạo ra một thế giới hậu tận thế là điều không thể thiếu, cái gì cũng cần phải chính xác cả.
Mặc dù chỉ là một tựa game được phát triển bởi các lập trình viên độc lập, nhưng Bloody Spell hoàn toàn có thể trở thành một sản phẩm tiềm năng trong tương lai. PC/CONSOLE
Game hay mới ra mắt Bloody Spell: Khi Dark Souls kết hợp với Devil May Cry
Có một điểm chung mà các game hậu tận thế đều mặc định các nền văn minh bị diệt vong đều là con người, các nguyên nhân thường thấy là chiến tranh hạt nhân, máy móc nổi loạn hoặc đại dịch Zombie… nói chung là nó luôn tạo cho người chơi cảm giác quen thuộc với nhân vật chính là con người.
Thực ra việc này nó có lợi ích là giúp chúng ta dễ hình dung xem thế giới trong game đó ra sao, từ đó có cái nhìn so sánh giữa cảnh đổ nát trong game và những gì diễn ra ngoài đời thực, từ đó có hiệu ứng toàn cảnh cái hậu tận thế nó sẽ trông như thế nào. Giả sử nếu như bối cảnh lựa chọn là một nền văn minh nào đó không thuộc con người, thì mọi thứ trong đó công trình, văn hóa và sinh vật sẽ khác biệt hoàn toàn, do đó người chơi sẽ khó mà tưởng tượng được vốn cái thế giới đó từng có hình dạng ra sao.
Chính vì lý do này mà chúng ta thấy các nhân vật chính trong game hậu tận thế đều là con người, hoặc chí ít là những sinh vật từng là con người, nó cũng cho phép tùy chỉnh khuôn mặt để sao cho game thủ có thể gần gũi nhất có thể. Trong cái hành trình khám phá thế giới (với nền tảng văn minh loài người), thì một giống loài tương tự sẽ dễ hòa hợp hơn là vác một con Alien đi long nhong trên đường. Tất nhiên cũng sẽ có các tựa game thế giới mở không tuân theo quy tắc này, nhưng nói chung hầu hết các cái tên nổi tiếng đều phỏng theo nguyên mẫu như vậy (Fallout, State of Decay, Mad Max…)
Không có gì tái hiện một game hậu tận thế rõ ràng hơn những công trình từng tồn tại của nền văn minh cũ, với các thành phố đầy những ngôi nhà đổ nát hoặc tàn tích còn sót lại nơi mà con người từng tồn tại. Số lượng công trình nhiều hay ít tùy thuộc vào độ lớn của game đó, cũng như quãng thời gian của nền văn minh cũ cho tới thời điểm bị diệt vong.
Các game hậu tận thế rất chăm chút việc này, bọn họ có gắng tạo ra một phong cách riêng cho thế giới của mình theo một tổng thể nhất quán, thí dụ như Fallout là những năm 50-60, The Last of Us theo thời gian thực, còn Frostpunk là kiểu máy móc hơi nước trong băng giá. Việc này nhằm làm cho người chơi có ấn tượng rõ ràng vào cái thế giới mà họ đang du hành, từ đó tạo ra tâm lý quen thuộc hẳn với game.
Trên thực tế thì cũng chả còn cách nào để tái tạo một game hậu tận thế nhanh hơn các công trình đổ nát, vì với việc lấy bối cảnh luôn sau từ vài trăm năm lúc thảm họa, thật khó để kiếm ai đó kể lại cho bạn những gì đã xảy ra được. Tất nhiên nhiều công trình là một chuyện nhưng điểm khác biệt của chúng cũng rất quan trọng, đó là lý do nhiều game hậu tận thế chọn cách chia vùng theo thành phố hoặc các quận trên bản đồ, một phần để phân hóa rõ ràng nơi nào bị thiệt hại nặng nhất và quan trọng hơn là khiến người chơi thấy sự đồ sộ trong kết cấu thế giới của họ.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng khác, đó là những xác người, bộ xương khô hoặc những cái gì đó tương tự nằm rải rác khắp những chỗ nào nhân vật chính đi qua. Yếu tố này được tận dụng cực kỳ nhiều ở gần như tất cả các game có đề tài hậu tận thế, việc cho xác chết vào đây không phải là để tạo không khí kinh dị, mà để nhắc cho game thủ nhớ rằng cái thế giới này từng có con người tồn tại.
Hơn nữa những xác người này bản thân chúng cũng có chứa các câu chuyện riêng, nếu ai đã từng chơi Fallout hay The Last of Us thì những lời nhắn nằm rải rác khắp game đôi khi thú vị không thua gì cốt truyện chính. Thậm chí chúng còn là các bí mật hay nhiệm vụ phụ được giấu một cách khéo léo, đôi khi người chơi còn tò mò về số phận những nhân vật siêu phụ (những cái xác) họ gặp trên đường còn hơn là tiến trình chính. Sỡ dĩ Fallout 4 có lượng câu thoại khổng lồ cũng vì lý do này, khi mà bạn có thể tìm được hàng trăm lời nhắn đủ các thể loại của con người thế giới cũ.
Nếu một game hậu tận thế chỉ có những tòa nhà đổ nát mà thiếu đi những xác chết biết nói thì nó sẽ rất đơn điệu, lấy ví dụ như Horizon Zero Dawn khi nó kể về một thế giới nơi con người đã bị tuyệt diệt bởi máy móc nhưng xuyên suốt game thì sự xuất hiện của những xác chết rất hạn chế, nên người chơi khó mà tưởng tượng được độ khủng khiếp của tai họa đã từng xảy ra.
Một thế giới không có con người là một thế giới vô hồn, do đó các game hậu tận thế rất thích đưa yếu tố này vào để khiến mọi thứ sống động và có tính thực tế hơn.