Phụ Lục
Về cơ bản, David Hayter đã làm quá tốt nhiệm vụ lồng tiếng của Big Boss hay Solid Snake. Nhưng nếu trong trường hợp buộc phải tìm người thay thế, Kurt Russell là lựa chọn mà Kojima mong muốn.
Tuy nhiên, theo một cách nào đó, liệu giọng của Big Boss và Solid Snake có phải là 2 giọng khác nhau hay không? Điều này là chắc chắn về mặt kỹ thuật, nhà phát triển vẫn phải biến chuyển đôi chút giọng nói, kể cả khi đó là từ cùng 1 người lồng giọng. Mong muốn của Kojima đã không thể thành hiện thực khi trong bản phát hành tại Nhật, người thay thế lồng giọng Big Boss là Akio Ohtsuka.
Đúng vậy, trong suốt quá trình phát triển MGS 3, Kojima đã tỏ ý muốn chia tay dòng game này để có thể làm các dự án mới hơn. Việc gắn bó quá lâu với một series hay một dòng game phải kéo dài nhiều phần đã khiến ông chán nản. Nếu như điều đó xảy ra, chúng ta sẽ không có Metal Gear Solid 4 hoặc 5 hay bất cứ phiên bản nào có dấu ấn của Kojima nữa. Xét cho cùng, nếu Metal Gear không còn Kojima thì tốt hơn hết là nó nên dừng lại, tạo một khoảng ký ức đẹp cho người hâm mộ.
Sự tái hợp của Solid Snake và Big Boss ở cuối MGS 4 là một trong những phân đoạn gây xúc động nhất của dòng game này. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Nhật còn gây thú vị hơn khi người vào vai Solid Snake là Akio Ohtsuka, còn người lồng giọng Big Boss chính là cha của anh, ông Chikao Ohtsuka.
Việc sử dụng chính tình cảm cha con ngoài đời thực để lồng giọng cho phiên bản game đã giúp cho phân đoạn này trong bản tiếng Nhật chân thực hơn rất nhiều. Cảm xúc nó đem lại thực sự là trải nghiệm khó quên.
Hideo Kojima đã bày tỏ mong muốn được rời khỏi series này từ quá trình phát triển của MGS 2 và MGS 3. Do đã quá mệt mỏi nên ông coi phần thứ 4 như một cách để nổi loạn và từ đó ông có thể thoát khỏi cái bóng của trò chơi này.
Nhưng thực tế, MGS 4 dù là một phiên bản mà Kojima làm với tình trạng chán nản, mệt mỏi, nhưng chính những điều đó lại tạo nên một sản phẩm thành công ngoài mong đợi. Solid Snake trong phần này cũng đã già đi, song song với sự mệt mỏi của Kojima. Có lẽ chính vì thế, MGS 4 đem lại sự chân thực hơn, truyền tải đúng ý đồ của Kojima với Solid Snake cũng như dòng Metal Gear.
Thêm một lý do nữa minh chứng cho việc The Phantom Pain là một phiên bản game chưa đầy đủ. Đó là câu chuyện của nhân vật Eli. Cũng giống như Chương thứ ba của The Phantom Pain bị cắt xén, câu chuyện sâu hơn về Eli cũng có số phận tương tự. Thực chất, MGS V: The Phantom Pain có một nhiệm vụ mang tên “Vương Quốc Ruồi”, nơi Venom sẽ chiến đấu với Sahelanthropus lần cuối cùng, giải quyết những mâu thuẫn xoay quanh nhân vật Eli.
Ground Zeroes là một trò chơi có rất nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người hâm mộ đều đồng ý rằng Trại Omega là khu vực được thiết kế tốt nhất trong toàn bộ series. Nó có bản sắc riêng rất rõ ràng cùng nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau, với bất cứ mục tiêu nào. Và trên thực tế, Trại Omega đã có kế hoạch và thậm chí đã được đồn là có trở lại trong phần The Phantom Pain.
Nhưng đáng buồn là nó không hề xảy ra. The Phantom Pain không hề có Trại Omega hay bất cứ khu vực nào có thể tái hiện sự xuất sắc mà khu vực đó đem lại. Lại một nạn nhân nữa của vấn nạn cắt xén?
Huey, nhân vật ít được yêu thích nhất trong The Phantom Pain, đáng lẽ đã có một vai trò lớn hơn nhiều trong cốt truyện của game. Trong một cuộc phỏng vấn với Famitsu, Kenji Yano, một biên tập viên và là bạn thân của Kojima, đã tiết lộ Huey ban đầu được nhắm cho vai trò Ishamael trong câu chuyện. Ý tưởng là biến ông trở thành Otacon của Big Boss. Theo nhiều khía cạnh, Otacon là con rắn của Ishmael. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Kojima đã loại bỏ hoàn toàn ý tưởng này.
Các tác phẩm MGS của Kojima đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những bản nhạc huyền thoại của David Bowie. Thậm chí các nhân vật của dòng game này cũng được lấy cảm hứng từ chính Bowie. Như trong MGS 3: Snake Eater chứa rất nhiều điều có liên quan tới nhân vật Major Tom trong bài hát Space Oddity phát hành năm 1969. Hideo Kojima đã rất muốn sử dụng bài Diamond Dogs làm bài mở đầu cho phần game Ground Zeroes, tuy nhiên, nhóm nhân viên của ông đã phản đối ý tưởng này do giai điệu của nó không phù hợp với trò chơi.
Đúng vậy, 2 phần đầu tiên không hề có chữ Solid mà phải tới năm 1998, Metal Gear Solid mới ra đời. Lý do cho sự cải biên của tên game nằm ở việc 2 phần đầu tiên là Metal Gear 1 và 2 chỉ phát hành trên hệ MSX, một nền tảng máy tính phổ biến tại Nhật thời điểm bấy giờ. Do đó, số lượng người tiếp cận được dòng game này khá hạn chế.
Về sau, Metal Gear Solid (không phải Metal Gear 3) đã ra đời, Konami và Kojima muốn đánh dấu một thương hiệu riêng biệt nên mới thêm chữ Solid đằng sau. Chữ Solid này cũng có ý rằng Metal Gear Solid là tựa game đầu tiên sử dụng nền tảng đồ họa 3D, thay vì 2D như trước.
Một trong những bộ phim mà Kojima yêu thích nhất là Escape from New York của đạo diễn John Carpenter. Do có sở thích đặc biệt với điện ảnh phương Tây nên Kojima đã lồng ghép rất nhiều yếu tố trong bộ phim này vào trò chơi của mình. Trong Escape from New York, nhân vật Snake Plissken được biết đến như một cựu binh huyền thoại làm nhiệm vụ giải cứu tổng thống. Và đó chính là nguồn gốc của nhân vật Snake, biểu tượng của dòng game MGS.
Xem tiếp : 30 điều điên rồ về Metal Gear Solid (phần 1, phần 2 ) ...