Cuối cùng thì tựa game phiêu lưu giải đố được mong đợi nhất năm 2018 - Detroit: Become Human đã chính thức ra mắt cộng đồng. Detroit: Become Human đã gây được tiếng vang lớn từ những trailer trước, khi giới thiệu một lối chơi kỳ lạ xoay quanh nhân quả giữa người và máy, cũng như việc nhân vật chính hoàn toàn có thể chết. Motgame cũng thử đú đởn thử qua Detroit: Become Human, và sau đây là những gì mà bọn mình cảm nhận được sau vài tiếng chơi game.
Bản Demo của Detroit: Become Human đã cho người chơi một khía cạnh rất nhân văn, đó là người máy thì mày méo bao giờ trở thành người được đâu con ạ.
Đúng như phong cách thường thấy của Quantic Dream, đó là xây dựng một game phiêu lưu giải đố thuần về cốt truyện hoàn toàn. Game có 3 nhân vật chính bao gồm: Connor – một người máy Android trợ giúp phá án, Kara – Android nữ giúp việc nhà và Markus – Android thuộc dạng quản gia quán xuyến mọi việc giùm chủ. Detroit: Become Human chia ra thành từng màn chơi riêng biệt, xoay quanh các biến cố của 3 nhân vật chính, và đúng như được giới thiệu từ trước, bất kể ai trong số 3 Android cũng có thể chết đi và xoay chuyển cốt truyện.
Các màn chơi trong Detroit: Become Human xoay quanh chủ yếu là việc thu thập manh mối và lựa chọn quyết định, tùy từng quyết định của người chơi mà game sẽ mở ra các diễn biến khác nhau và các kết thúc khác nhau (chỉ trong màn chơi đó thôi). Người chơi có thể chơi lại bất kỳ màn nào nếu thấy chưa ưng ý, và chúng sẽ được liên kết với nhau thành chuỗi trong suốt cả game.
Nhân vật chính “ngon” nhất game - Kara
Có một tình tiết mà bảo đảm game thủ nam nào nếu chơi Detroit: Become Human cũng sẽ thấy tò mò, đó là trong cái thế giới mà các Android được tạo hình toàn trai xinh gái đẹp, và Kara nhìn “ngon lành” như vậy thì liệu chủ nhân của cô ta có nổi ý đồ bất chính khi có dịp hay không? Câu trả lời được úp mở trong một đoạn clip quảng cáo nhỏ trong game, khi theo điều tra thì: “Có tới 52% nam giới rất muốn được một lần “làm chuyện ấy” với Android”. Hãy ngưng nghĩ đến 2B mà đọc tiếp đi nhé!
Đây có thể là một lời khen lớn giành cho Quantic Dream, khi họ tạo hình nhân vật trong Detroit: Become Human xuất sắc ngoài sức tưởng tượng. Khi zoom gần vào Kara, bạn sẽ thấy một cô gái với các đường cong cao vút, vóc dáng hoàn hảo và khuôn mặt non tơ cực phẩm, thậm chí nó rõ nét tới từng cái lông… à nhầm lỗ chân lông và vết tàn nhang lấm chấm. Nói một câu hơi ngoài lề thì Detroit: Become Human có lẽ là game tạo cho người chơi cảm giác cực kỳ rạo rực đúng theo nghĩa đen mỗi khi thấy Kara, còn rạo rực cái phần nào thì bạn phải chơi thử mới biết được nhé.
Quảng cáo hay ho trong Detroit: Become Human
Chân thật tới từng chi tiết, đó là những gì mà Detroit: Become Human đem đến cho game thủ. Có thể nói đây khả năng lớn sẽ là tựa game có đồ họa không những là đẹp nhất năm 2018, mà còn là xuất sắc nhất trong toàn bộ lịch sử Playstation 4. Quantic Dream thực sự đã thổi được cái hồn vào những Android tưởng chừng vô cảm trong game, khuôn mặt của các nhân vậy rõ nét tới mức bạn sẽ thấy từng lỗ chân lông, vết chân chim, các đầu mụn nhỏ, phần tóc bị thừa ra hoặc vết máu khô đi trên mặt… đó là còn chưa nói các biểu cảm theo tình huống nữa, nó xuất sắc một cách hoàn hảo không thể chê được.
Ngoài việc xuất sắc về mặt hình ảnh ra, thì Detroit: Become Human cũng cực kỳ kỹ lưỡng trong các chi tiết nhỏ. Kỹ lưỡng ở đây được hiểu là: “Mày là Android và cái méo gì mày cũng phải làm hết”, lấy ví dụ như Kara – là một Android giúp việc nên là việc đầu tiên em nó về nhà là bắt đầu đi dọn rác, dọn phòng, rửa chén đĩa và cả… lau bồn cầu cho chủ (chả biết còn làm gì khác không - If You Know What I Mean). Với Markus thì công việc sẽ là bế ẵm người già, bón thuốc tiêm ngừa và hầu hạ cơm nước, chủ muốn dùng bữa sáng thì bạn phải vào lấy thức ăn ra, sau đó là đưa tới tận bàn, để thìa nĩa và rót cà phê sẵn… chỉ thiếu điều chưa thò mồm mớm cho nó nữa mà thôi.
Mỗi việc như vậy game thủ sẽ được đưa cho một cái QTE để trực tiếp trải nghiệm, cảm giác rất ư là Yomost và vô cùng… bách nhục. Hãy thử liên tưởng việc này với khi các bạn đang tung hoành ngang dọc trong Bloodborne hoặc God of War, đột nhiên sang game này phải chổng mông đi làm người giúp việc, chúng ta sẽ thấy Detroit: Become Human rất là giống một game giả lập nô tỳ (Kara) và giả lập nam sủng (Markus)… xấu hổ max level.
Đang giả lập nô tỳ - lau nhà và rửa chén
Có một điểm không biết là nên khen hay chê Detroit: Become Human đó là việc game quá lạm dụng Quick-time-event, gần như bạn phải tự mình điều khiển tất cả các hoạt động của các Android nhân vật chính. Từ việc cầm nắm, mở cửa, lấy đồ, lau sàn, sửa bát, phục vụ chủ nhân… đều phải điều khiển bằng cách quay tay cầm hoặc vuốt nút. Điểm hay ở đây là nó cho bạn cảm nhận rõ rệt công việc phiền hà của các Android, y hệt một người giúp việc hay nói đúng hơn là… nô tỳ của con người.
Điểm phiền phức của QTE trong Detroit: Become Human là nó gây rối trong các trường đoạn cần hành động, ví dụ như các cảnh vật lộn hay tìm manh mối nhanh mà mấy cái gạt gạt này nổi lên liên tục, gạt đúng đã là cả một vấn đề mà chưa kể thời gian còn gấp gáp nữa. Người viết cảm thấy khá bực mình với tính năng này, vì nó khá là không cần thiết và đôi khi làm chúng ta bị thua cả một màn chơi lãng xẹt.
QTE trong Detroit: Become Human
Không được quảng cáo rầm rộ như các bom tấn khác, cũng như có lối chơi khá kén chọn, nhưng sau những gì đã trải nghiệm, kể cả là một người không thích game phiêu lưu như người viết cũng cảm thấy nó quá xuất sắc. Trong những bài viết sau Motgame sẽ tiếp tục chuyển tới các bạn những đánh giá và hướng dẫn của tựa game độc đáo này.