Phụ Lục
Trò chơi điện tử được tạo ra để đem lại cho người chơi những phút giây giải trí cùng tựa game mình yêu thích, đem đến sự tích cực cho những người tìm đến loại hình giải trí này. Tuy vậy, đi đôi với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp không khói này là những tranh cãi, hay thậm chí sự thù địch không thể tránh khỏi. Anh em hãy cùng Mọt tôi tìm hiểu TOP 8 tranh cãi lớn nhất đã xảy ra trong thị trường Game năm 2022 nhé.
Dạo gần đây đang xảy ra ồn ào giữa Tencent và Nikke. Drama đó là gì, mời các bạn xem tiếp phần sau sẽ rõ hơn.
Một cuộc tranh cãi cực lớn đã xảy ra vào đầu tháng 10, liên quan đến thù lao của Hellena Taylor, diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Bayonetta của tựa game cùng tên. Cụ thể: Taylor đã kêu gọi cộng đồng tẩy chay tựa game Bayonetta 3, sau khi cô ấy được trả một số tiền quá thấp so với mặt bằng chung, thậm chí diễn viên này còn gọi đó là một khoản tiền "vô đạo đức". Thoạt đầu, rất nhiều người đã lên tiếng ủng hộ cô gái này, cũng như đồng cảm với những khó khăn mà các diễn viên VA đã phải trải qua, đồng thời lên tiếng để được bồi thường cho những công sức của họ.
Bayonetta đã không còn quá xa lạ với các game thủ trên thế giới rồi. Mới đây, nữ diễn viên lồng tiếng của tựa game đã yêu cầu cộng đồng tẩy chay tựa game này. Sự tình như thế nào, các bạn cùng Mọt tìm hiểu nhé.
Tuy nhiên, sau đó đã có một số thông tin cho rằng, Platinum Games đã có thoả thuận về thù lao của Taylor, số tiền này nhiều hơn khoảng 5 lần so với con số 4.000$ mà nữ diễn viên tiết lộ được nhà sản xuất đề nghị trước đó. Sự việc này khiến câu chuyện và làn sóng dư luận "quay xe" chỉ trích Taylor, vì dường như cô ấy đang lợi dụng lòng tin của người hâm mộ Bayonetta. Mức độ của câu chuyện càng tăng lên khi Taylor sau đó yêu cầu người hâm mộ quyên góp cho các tổ chức từ thiện chống phá thai thay vì mua Bayonetta 3.
Chắc hẳn anh em không còn quá xa lạ với cái tên Diablo Immortal và sự "hút máu" quá lộ liễu của tựa game này (Mọt tôi cũng đã có một bài viết về chủ đề này, anh em có thể tìm đọc tại đây). Tranh cãi nổ ra vì tính chất của dòng game Diablo xưa này là một trò chơi miễn phí. Do đó, khi Diablo Immortal trình làng, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra về cách làm việc của Blizzard khi kiếm lợi nhuận.
Đúng như nhiều người lo lắng, Blizzard mang đến một Diablo Immortal đậm chất...pay to win. Trên tinh thần miễn phí, game tung ra các hạn chế về việc nhận trang bị, vật phẩm hiếm, buộc game thủ phải chi ra một khoản tiền cực lớn nếu muốn phá bỏ các giới hạn đó. Điều này ép những game thủ "cày chay" vô cùng khó để phát triển, không nạp sẽ tự bị... bỏ rơi khỏi game vì không bắt kịp nhịp độ phát triển. Điều này mang đến những khoản doanh thu khủng khiếp cho Diablo Immortal trong nhiều tháng liền, nhưng đồng thời cũng bị rất đông các game thủ quốc tế tẩy chay.
Nền tảng Google Stadia được ra mắt vào năm 2019 là bước đột phá lớn của Google trong lĩnh vực Cloud Gaming. Cụ thể, nền tảng này cho phép game thủ có thể chơi game trực tuyến trên mọi thiết bị, chỉ cần một đường truyền Internet ổn định. Tuy nhận được rất nhiều sự kỳ vọng, thế nhưng dư luận lại nhận được tin "dữ", Stadia sẽ ngừng hoạt động.
Thông báo này được đưa ra vào tháng 9 năm nay và không có lý do chính thức cho vấn đề này. Mặc dù người chơi vẫn sẽ được hoàn lại tiền đầy đủ, nhưng đối với các nhà phát triển game đã bày tỏ sự thất vọng lớn, vì họ đã tập trung rất nhiều tài nguyên và đưa ra các cam kết đặc biệt về các sản phẩm của mình, chỉ để phục vụ cho nền tảng Google Stadia.
Chưa bàn đến chất lượng, Gotham Knights là một trong những tựa game được mong đợi nhất 2022. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi chính thức ra mắt, game thủ đã một số thông tin không hay liên quan đến phiên bản Console của trò chơi này. Điều này đã tạo ra những rạn nứt lớn trong ngành công nghiệp game, dẫn đến tranh luận về những phương thức cạnh tranh "không lành mạnh" của các ông lớn ngành game.
Cụ thể, tranh cãi nổ ra xung quanh việc Gotham Knights bị giới hạn ở 30 FPS trên Console, nhưng tiêu chuẩn chung cho hệ máy Console hiện tại là 60 FPS. Không ai khác, Xbox Series S được cho là thủ phạm chính cho sự việc này. Bởi lẽ, các nhà phát triển luôn phải tính tới việc trò chơi của mình sẽ chạy tốt trên Series S cũng như Series X và PS5. Vì thế, việc bóp FPS của Gotham Knights tạo nên sự lo ngại về việc những tựa game sau phải giảm chất lượng để phù hợp với tiêu chuẩn của các hệ máy.
Tranh cãi giữa 2 ông lớn trong ngành game bắt nguồn từ việc Microsoft thông báo ý định mua lại Activision Blizzard trong một thỏa thuận trị giá 68,7 tỷ đô la. Tuy nhiên, quá trình mua đang lại đang dừng ở việc chờ kiểm tra pháp lý chứ chưa có xác nhận chính thức. Tuy vậy, nếu thương vụ này thành công, nó sẽ gây những tác động to lớn và dẫn đến rất nhiều thay đổi của thị trường game trong tương lai.
Sony, đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Microsoft trong lĩnh vực phát triển và kinh doanh hệ máy Console cũng hiểu tầm quan trọng này. Dựa vào lợi nhuận và tầm quan trọng mang tính chiến lược từ các thương hiệu như Call of Duty và Overwatch, Giám đốc điều hành PlayStation - Jim Ryan thậm chí đã có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo Microsoft về thoả thuận mua lại Blizzard. Tuy nhiên, chính đội ngũ Sony lại liên tục từ chối các cam kết được Microsoft đưa ra và không chấp thuận cuộc mua bán này. Điều này khiến cả 2 ông lớn này đối đầu nhau trong một thời gian dài. Bởi lẽ, nếu thương vụ này thành công, Sony cho biết họ sẽ là bên chịu thiệt hại rất nhiều, khi những "con gà đẻ trứng vàng" sẽ không thể phát triển tốt trên các hệ máy PlayStation nữa.
Thêm một trò chơi rất được mong đợi vào năm 2022, Pokemon Legends: Arceus. Tựa game này được giành riêng cho hệ máy Nintendo Switch, với tham vọng tạo ra sự khác biệt lớn nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi. Đúng là Arceus đã chú trọng nhiều hơn vào việc khám phá thế giới, lược bỏ bớt đi những cơ chế chiến đấu truyền thống. Nhưng đó vẫn là chưa đủ để cứu vớt nền đồ hoạ "tệ hại" của sản phẩm này.
Đồ họa của Pokemon Legends: Arceus gây tranh nhiều tranh cãi trong cộng đồng người hâm mộ. Trong đó, có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là sự "cẩu thả" của nhà phát triển. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác như FPS không ổn định, phong cách hoạt hoạ, hiệu ứng chiêu thức sơ sài, ... vốn luôn hiện hữu trên những phiên bản trước vẫn chưa được khắc phục triệt để. Từ những yếu tố đó, game nhận về những phản hồi thiếu tích cực cùng vô vàn đánh giá kém chất lượng, sản phẩm đi xuống từ đó.
Tháng 9 vừa qua, cộng đồng game thủ đã được phen dậy sóng, khi hàng loạt hình ảnh của tựa game GTA VI đã bị rò rỉ. Đây là vụ việc mang tính lịch sử đối với riêng Rockstar Games. Với một lượng lớn mã nguồn của trò chơi bị leak, vụ việc này nghiêm trọng đến mức hacker đứng sau đã nhanh chóng bị bắt giữ và đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự nghiêm trọng.
Thời điểm hình ảnh bị leak, GTA VI chỉ đang trong những giai đoạn phát triển đầu tiên, vẫn chưa thể trau chuốt về mặt đồ họa, cũng như gameplay. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn thẳng tay chỉ trích tựa game này vì những gì thể hiện trong đoạn video rò rỉ không đúng như kỳ vọng của họ. Điều này phần nào sẽ làm mất đi sự quan tâm của người chơi với quá trình của sản phẩm, làm giảm đi sự mong chờ của nhiều người hâm mộ
The Last of Us đã và đang là một trong những tượng đài bất diệt của làng game thế giới. Trò chơi này sở hữu một cốt truyện hấp dẫn và mang đầy tính nhân văn. Được ra mắt lần đầu vào năm 2013 trên hệ máy PS3, The Last of Us Part Remake đã quyết định làm lại tựa game này, cùng những nâng cấp lớn về đồ hoạ cho 2 hệ máy PS5 và PC, dưới cái tên The Last of Us Part 1.
Sau sự thành công vượt ngoài mong đợi của hậu bản The Last of Us Part 2 với giải thưởng Game of The Year 2020, rất nhiều game thủ phấn khích trước công bố sản phẩm có phiên bản Remake cải tiến hơn. Nhưng sau đó, họ cũng được một phen "hoảng hốt", sau khi nhìn thấy mức giá 70$ chỉ dành cho một sản phẩm được làm lại. Đúng là đồ hoạ trong Part 1 đã được cải tiến vượt bậc cho với phần game 2013, đi kèm với một chút thay đổi nhỏ trong gameplay, nhưng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục người chơi móc hầu bao chi đậm như vậy.