Phụ Lục
Với hàng tỉ đô đã được đổ vào trong kỳ World Cup 2022, nước chủ nhà Qatar với lần tham vọng biến Ngày Hội Bóng Đá Lớn Nhất Hành Tinh thành cơ hội để quảng cáo cho cả thế giới biết về sự phát triển hiện đại vượt mức kỳ vọng của đất nước mình. Vì vậy, họ không ngần ngại chi tiền tấn để đầu tư vào cơ sở vật chất để phục vụ cho các cầu thủ và người hâm mộ. Trên mặt cỏ cũng không ngoại lệ, có rất nhiều công nghệ "xịn xò" đang được áp dụng vào mỗi trận đấu. Hãy cùng Mọt tìm hiểu TOP 5 công nghệ đang được sử dụng tại World Cup Qatar 2022 qua bài viết dưới đây nhé!
Trong bài viết này, Mọt tôi sẽ đem đến cho anh em tất tần tật những thông tin cần biết về công nghệ bắt việt vị bán tự động đang được sử dụng tại World Cup Qatar 2022
VAR - Video Assistant Referee chắc chắn là công nghệ không thể thiếu tại một giải đấu lớn như World Cup Qatar 2022. Được triển khai lần đầu tại World Cup 2018 trên đất Nga, mặc dù vẫn nhận đang nhận rất nhiều sự tranh cãi, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại công nghệ này vẫn đang áp lực trong rất nhiều trận đấu tại rất nhiều giải đấu lớn từ cấp câu lạc bộ cho đến đội tuyển quốc gia.
Cụ thể, sẽ có một tổ trọng tài VAR bao gồm 8 người được bố trí tại phòng riêng đặt ngoài sân đấu, họ sẽ phân tích những thước phim quay chậm từ 42 camera, được đặt xung quanh sân đấu, trong đó có ó 8 camera thu lại những video chuyển động siêu chậm và 4 camera là cực chậm. Nhiệm vụ chính của tổ VAR là giúp trọng tài chính trên sân đưa ra những quyết định chính xác nhất, tổ chức tham khảo cho "vị vua áo đen".
Theo FIFA, hệ thống VAR có tỷ lệ thành công 99.3%, trong khi tỷ lệ đưa ra quyết định đúng của trọng tài khi không có VAR chỉ là 95%.
Mọt tôi đã có một bài viết giải thích cụ thể về Công nghệ bắt viết vị bán tự động. Về cơ bản, đây là một công nghệ hỗ trợ trực tiếp cho hệ thống VAR đã được nói ở trên, và đây cũng là công nghệ thể thao mới nhất được áp dụng.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động (hay còn được gọi là SAOT) được thử nghiệm lần đầu tại FIFA Arab Cup 2021 và FIFA Club World Cup 2021. SAOT sử dụng 12 camera chuyên dụng được gắn bên dưới các mái vòm của các sân vận động, giúp theo dõi 22 cầu thủ đang thi đấu trên sân và thu thập dữ liệu từ Al Rihla, quả bóng chính được sử dụng tại kỳ World Cup 2022, có gắn một con chip đặc biệt bên trong.
SAOT có khả năng phân tích với tộc độ 50 lần/giây, thu về được gần 29 điểm dữ liệu trên người của từng cầu thủ, từ đó đưa ra các tính toán chính xác, liên tục về vị trí của họ trên sân và những bộ phận trên cơ thể có thể đã rơi vào tình huống việt vị.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động tuy rất hữu dụng nhưng cũng đem lại nhiều tranh cãi. SAOT phần nào đó đang làm giảm đi tính hấp dẫn của các trận đấu. Đây cũng đang là những “cơn ác mộng” của các đội bóng lớn, nhưng lại là “vị cứu tinh” của các đội bóng cửa dưới
Để phục vụ cho kỳ World Cup 2022, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) cùng với FIFPRO cho biết họ đã phát triển thành công ứng ứng dụng FIFA Player. Đây là một phần mềm hỗ trợ cho các cầu thủ tại Qatar sẽ có thể chủ động theo dõi được hiệu suất thi đấu của mình một cách chi tiết, thông qua một hệ thống phân tích liệu một cách trực quan, chính xác và sát theo thời gian thực.
Cụ thể, từng cầu thủ sẽ có các dữ liệu về thể chất riêng, được thu thập chủ yếu thông qua các cảm biến, camera độ chính xác cao lắp đặt quanh sân. Các thông số có thể kể đến bản đồ nhiệt, thời gian di chuyển tốc độ trên 25 km/giờ, tốc độ tối đa. Ngoài ra, khi sử dụng ứng dụng này, chúng ta cũng có thể biết được số đường chuyền, số cút sút được tung ra, số lần tạo ra cơ hội, khả năng gây áp lực khi mất bóng của từng cầu thủ.
Hệ thống sinh thái dữ liệu bóng đá được thu thập để cung cấp cho các đội bóng, phương tiện truyền thông, đài truyền hình và ban tổ chức những dữ liệu dưới dạng theo sự kiện hoặc theo vị trí trước hoặc sau trận đấu. Đây là dữ liệu được thống kê, tổng hợp trước, trong và sau trận đấu, đóng một vai trò rất quan trọng trong bóng đá hiện đại.
Theo FIFA, việc sử dụng hệ sinh thái dữ liệu sẽ giúp chuẩn hóa nội dung, đem đến tính nhất quán, chính xác và đảm bảo quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu. Theo đó, các dữ liệu do FIFA cung cấp trên hệ sinh thái này sẽ được thu trực tiếp thông qua các hành động, sự kiện trên sân bao gồm đường chuyền, cú sút, thay người, quyết định của trọng tài trận đấu.
Cũng như các công nghệ ở trên, các dữ liệu vị trí của tất cả các cầu thủ, trọng tài và bóng, sẽ được đảm nhiệm bởi một hệ thống theo dõi quang học được lắp đặt ở cả 8 sân vận động tại Qatar, ghi lại nhiều lần mỗi giây, chính xác đến từng centimet, đem đến dữ kiện trực quang và chính xác nhất cho các đội bóng, cơ quan truyền thông, và người hâm mô.
Cũng như VAR, Goal-line là công nghệ được áp dụng được áp dụng lần đầu tại World Cup 2014 trên đất Brazil, và vẫn được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. Công nghệ này sử dụng các thiết bị hỗ trợ để xác định xác định liệu bàn thắng đã được đi vào lưới hay chưa?
Cụ thể, đây là một phương pháp nhằm xác định bóng hoàn toàn vượt qua vạch vôi hay chưa? Hỗ trợ cho tổ trọng tài trong việc công nhận bàn thắng. Đặc biệt, tại kỳ World Cup Qatar 2022 này, hệ thống Goal-line sẽ được nâng cấp và phát triển, sử dụng dữ liệu trực tiếp từ 14 camera tốc độ cao gắn xung quanh 8 sân vận động được sử dụng. Các dữ liệu này cũng được sử dụng để tạo hoạt cảnh 3D nhằm hiển thị trực quan cho người xem trên TV và trong fan hâm mộ có mặt trên khán đài.
Trên đây là danh sách TOP 5 công nghệ đang được sử dụng tại World Cup Qatar 2022. Không hổ danh là kỳ World Cup đắt đỏ nhất lịch sử, ngoài những sân vận động hiện đại được xây dựng, trong đó còn có rất nhiều công nghệ "xịn xò" đang được áp dụng cho từng trận đấu.
World Cup 2022 đã đi qua được nửa chặng đường, nhưng vẫn sẽ còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến các loại công nghệ đang được sử dụng tại đây. Hãy tiếp tục theo dõi Mọt Game để nhận thêm nhiều thông tin thú vị về ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này nhé.