Phụ Lục
Không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngàng công nghiệp gaming và thể thao điện tử đang phát triển cực kì mạnh mẽ, dự đoán sẽ đạt giá trị 300 tỷ đô vào năm 2030.
Dưới đây là top 10 công ty, tổ chức Esports có giá trị nhất, hay nói cách khác là giàu nhất thế giới. Chúng ta sẽ phải giật mình khi giá trị của một số cái tên còn lớn hơn cả một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng, đủ để thấy rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của nền thể thao điện tử.
Đây là cái tên cực kì quen thuộc đối với cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam, một tổ chức Esports của Hàn Quốc với lượng fan đông đảo bậc nhất trên khắp thế giới nhờ sở hữu một đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại sở hữu chiến tích huy hoàng và vẫn mạnh mẽ cho đến nay.
T1 chủ yếu tập chung vào 2 tựa game là Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Ngoài ra, một vài năm gần đây, họ còn bắt đầu mở rộng ra hơn 10 tựa game khác nhau như Overwatch, Apex legends, Valorant, PUBG... Nhờ lượng người theo dõi lớn, tổ chức này nhận được sự tài trợ của rất nhiều ông lớn như SK Telecom, Nike, Twitch, BWM, Samsung và Red Bull, nhờ đó giá trị của T1 đã lên đến 220 triệu đô.
Được biết đến là nhà tài trợ cho GAM Esports ở Việt Nam, NGR là tổ chức Esports Bắc Mĩ thành lập muộn nhất, từ 2015. Họ nhanh chóng sở hữu một đội tuyển CS-GO hùng mạnh và dần dần mở rộng ra các tự game khác như Smite, Rocket League và Overwatch.
Trong tựa game Apex Lengends, team NGR được coi là một trong những đội tuyển mạnh nhất thế giới thời điểm hiện tại. Một số đối tác lớn của NGR có thể kể đến như Popeyes, Herman Miller, và Turtle Neck.
Một đối thủ lớn đối với T1 ở khu vực Hàn Quốc ở nhiều tựa game. Họ bắt đầu lớn mạnh với thể loại thể thao điện tử trên điện thoại rồi từng bước mới tiếp cận trên máy tính. Gen.G có nhiều trụ sở và được đặt tại Seul, Thượng Hải và Santa Monica.
Sở trường của tổ chức này nằm ở các tựa game như Liên Minh Huyền Thoại, Overwatch, PUBG, và Apex Legends. Đồng hành là sự tài trợ của những tập đoàn lớn như McDonalds. LG, Bumble và thậm chí là đến từ các ngân hàng uy tín.
Thành lập rất sớm từ 2004, Fnatic được coi như anh cả của thể thao điện tử thế giới. Tổ chức này thể hiện tầm ảnh hưởng sâu rộng của mình lên trên 30 tựa game thịnh hành, đặc biệt là Liên Minh Huyền Thoại, CS-GO và Valorant.
Từng nhận tới hơn 17 triệu USD từ các danh hiệu game, Fnatic rất được các nhà đầu tư chú ý, một số cái tên tiêu biểu là Letou, OnePlus, AMD, Monster Energy và BWM.
Một ông lớn trong làng thể thao điện tử khu vực châu Âu, được thành lập năm 2014 và trụ sở đặt tại Berlin. Những tựa game như CS-GO và Liên Minh Huyền Thoại đã khiến G2 trở thành một thế lực mãnh mẽ nhất nhì tại ở châu Âu hiện tại khi họ liên tiếp chinh phục vô số các danh hiệu lớn nhỏ và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Rất nhiều gã khổng lồ công nghệ hiện nay đang đầu tư vào G2 như Lenovo, Logitech, Aorus hay cả Adidas. Tuy tổng trị giá lên tới 340 triệu USD nhưng G2 chỉ đứng thứ 6 trong top 10 tổ chức esports giàu nhất thế giới.
Là niềm tự hào của Esports Bắc Mĩ, thành công rất lớn nhờ các ngôi sao và các đội tuyển CS-GO, Liên Minh Huyền Thoại và Warcraft. Thậm chí vào năm 2018, Cloud 9 đã giành giành cú ăn 3 thần thánh ở các giải đấu lớn nhất của CS-GO, Overwatch và Rocket League.
Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Microsoft, Twitch, AT&T và cả BWM, đã có những thời điểm Cloud9 là tổ chức esports lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của họ gần đây đã chậm lại rất nhiều nếu so với những pha nhảy vọt giá trị của những tên tuổi sừng sỏ khác.
Nếu ai là fan của dòng game bắn súng như Call of Duty, CS-GO hay PUBG chắc chắn sẽ biết đến sự hiện diện của thế lực FaZe Clan. Là một tổ chức Esports có trụ sở tại California, được thành lập vào 2010. Không chỉ thể thao điện tử, hoạt động giải trí cũng là một thế mạnh vượt trội của tổ chức này.
Số tiền khổng lồ được đổ vào FaZe từ các tập đoàn Nissan, HTC Gaming, Verizon…
Tiếp tục là một đại diện lớn tới từ khu vực Bắc Mỹ, tổ chức lâu đời nhất trong danh sách khi được thành lập từ năm 2000, bởi siêu sao NBA Michael Jordan. Nhờ thương hiệu có chỗ đứng cực kì vững chắc, TL được hậu thuẫn bởi Honda, Alienware, HyperX… Lợi ích từ việc quảng bá đã khiến những công ty này liên tục rót thêm tiền vào TL trong 2 năm qua.
Call of Duty, CS-GO, LoL và đặc biệt Dota 2 là những quân bài chủ chốt đem lại rất nhiều danh hiệu và lợi nhuận cho Team Liquid.
Với mức tăng trưởng khủng khiếp 142% trong 2 năm qua, '100 tên cướp' đã vượt mặt rất nhiều đàn anh để leo lên top đầu bảng xếp hạng.
Thành lập bởi cựu game thủ COD chuyên nghiệp Matthew Hagg. Sức mạnh của 100T không chỉ đến từ Esports, hệ thống hàng loạt các streamer nổi tiếng là cánh tay chủ lực đối với sự phát triển thần kì của họ.
Đứng đầu danh sách này chính là 'trùm cuối' TSM. Chỉ bắt nguồn từ một website liên quan đến LMHT, TSM nhanh chóng phát triển vượt bậc đến việc sở hữu đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại giàu thành tích và giờ đây là ông trùm và là đội tuyển dẫn đầu trong top 10 tổ chức Esports có doanh thu cao nhất.
TSM Là đối tác siêu lợi nhuận của Logitech, Twitch và Lenovo, không khó hiểu khi họ sở hữu gaming house có giá 50 triệu USD. Lượng fan đông đảo của TSM không chỉ đến từ Liên Minh Huyền Thoại mà còn nhờ hai tựa game khác là Apex Lengend và Rainbow Six Siege.