Theo ghi nhận vào ngày 1/8, vì dùng phèn chua trị hôi nách, người phụ nữ đã nhập viện trong tình trạng ngộ độc nhôm nghiêm trọng. Bệnh nhân là bà M.T.L (sinh năm 1960, quê Thanh Hóa).
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân đã bị ngứa lòng bàn chân, tay và toàn thân trong hai tháng. Xét nghiệm cho thấy nồng độ nhôm trong máu và nước tiểu vượt mức cho phép.
Ảnh minh hoạ |
Theo tiêu chuẩn, nồng độ nhôm trong máu không vượt quá 12 mcg/lít và trong nước tiểu dưới 12 mcg/24h. Bệnh nhân có nồng độ nhôm trong máu là 12,5 mcg/lít và trong nước tiểu đạt 47,37 mcg/24h. Chức năng thận bình thường, cho thấy nguyên nhân không phải do suy thận. Bà đã sử dụng phèn chua chữa hôi nách suốt 10 năm qua.
8 món đồ phong cách khiến nhà cực 'chill', có món chỉ hơn '10 cá' |
Mừng thọ ‘bà’ voi 65 tuổi tại thành phố TP.HCM |
Nghi vấn một nam ca sĩ hiện tượng mạng một thời chơi ma tuý tập thể |
"Bệnh nhân nhiễm độc nhôm từ việc dùng phèn chua lâu dài", bác sĩ Nguyên nói, đồng thời cho biết chưa có tổn thương các cơ quan khác. Sau một tháng điều trị, bệnh nhân xuất viện, tiếp tục chữa trị ngoại trú và không sử dụng phèn chua nữa.
Bác sĩ Nguyên cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, lần đầu có ca nhiễm độc nhôm từ chất quen thuộc như phèn chua.
Phèn chua là muối sunfat kali nhôm, trong y khoa được dùng để chữa bệnh dạ dày và mùi cơ thể. Nhôm cũng có trong thực phẩm và sản phẩm gia dụng, nhưng nếu dùng đúng cách thì không đáng lo ngại.
Bác sĩ khuyên không nên bôi phèn chua lâu dài lên da, và người bệnh dạ dày nên uống thuốc theo đơn bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc bảo vệ niêm mạc. Nhiễm độc nhôm thường xảy ra ở những người làm việc với nhôm hoặc có vấn đề về thận. Nhôm tích tụ trong xương, khó đào thải, gây thiếu máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.