Có lẽ chúng ta đều không còn lạ lẫm gì với cái tên Tencent, một trong những hãng phát hành game lớn nhất trên thế giới. Tencent lớn tới mức họ có cổ phần ở rất nhiều các hãng game lớn mạnh khác. Họ có danh mục đầu tư khổng lồ vào các trò chơi nổi tiếng với cộng đồng game thủ thế giới như Liên Minh Huyền Thoại, Clash of Clans, và cả Fortnite của Epic Games, cùng với sự thống trị thị trường trò chơi điện tử ở nội địa Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên chặng đường phát triển của mình, Tencent đã không ít lần có những cách hành xử không thực sự vừa lòng người dùng cũng như cộng đồng game thủ trên thế giới. Có những trường hợp, chỉ cần nhắc tới cái tên Tencent là nhiều người đã lắc đầu ngao ngán.
Apple và Tencent đã từng gây xôn xao dư luận khi 2 công ty này bị chỉ trích không bảo mật thông tin người dùng. Cụ thể hơn, trong một bản điều khoản của iOS 13 được phát hành vào cuối tháng 10 năm 2019, người dùng đã phát hiện một ghi chú rằng Apple có thể gửi dữ liệu của khách hàng từ Safari tới Google hoặc Tencent. Điều khoản này cũng bao gồm cả địa chỉ IP của người dùng.
Mục đích của việc chia sẻ dữ liệu này có thể là tốt. Các công nghệ duyệt web an toàn của các bên sẽ cố gắng xác định các website gian lận hoặc có chứa phần mềm độc hại để ngăn người dùng truy cập chúng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn không hài lòng bởi nó có thể ghi lại những phần lịch sử mà họ không muốn lưu lại hay share cho bất cứ bên nào khác.
Đáng nói hơn, thông tin về điều khoản chia sẻ dữ liệu này lại chẳng người dùng nào để ý tới bởi nó chỉ là một đoạn note nhỏ mà thôi. Rõ ràng chẳng ai có thời gian để đọc kỹ càng từng điều khoản lằng nhằng mỗi khi cài đặt hay sử dụng các trình duyệt cả.
Đôi khi, dù không biết vô tình hay cố ý mà Tencent lại sở hữu nhà phát triển vi phạm nhiều bằng sáng chế. Vào năm 2019, Tencent đã mua lại một tập đoàn có trụ sở tại Luxembourg và công ty này đã trao lại cho Tencent phần lớn cổ phần của Supercell, một studio tại Phần Lan. Supercell có một thư viện trò chơi di động tương đối nổi tiếng, bao gồm cả Clash of Clans và Clash Royale.
Tuy nhiên, Supercell lại bị vướng vào một vụ tranh chấp pháp lý với một nhà phát triển trò chơi Nhật Bản trong nhiều năm, đó là Gree. Công ty của Nhật tuyên bố Supercell đã vi phạm nhiều bằng sáng chế mà họ sở hữu, liên quan đến cơ chế gameplay hay hoạt động của các máy chủ. Dĩ nhiên là Supercell đã phủ nhận toàn bộ điều này và cố gắng chống lại Gree nhưng không thành công.
Tới năm 2020, Supercell lại một lần nữa kháng án nhưng tòa án đã kết luận họ có tội và yêu cầu phải bồi thường cho Gree 8,5 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại. Số tiền này thực tế ít hơn những gì mà Gree yêu cầu, tòa án cũng phát hiện hành vi cố tình vi phạm bằng sáng chế của Supercell, có nghĩa là công ty thuộc sở hữu của Tencent có thể sẽ phải bồi thường gấp ba lần số tiền trước đó.
Là một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, Tencent phải tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt về sự kiểm duyệt trực tuyến mà chính phủ sở tại đưa ra. Tuy nhiên, cũng bởi vì phải tuân theo các quy tắc đó mà Tencent bị người dùng chỉ trích. Những người ủng hộ quyền riêng tư phát hiện ra công ty đã chia sẻ các cuộc trò chuyện của người dùng với chính phủ. Tencent cũng sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để xác định và chặn các hình ảnh do người dùng tạo ra để vượt qua sự kiểm duyệt thông tin gắt gao.
Tuy nhiên, mặc dù Tencent hợp tác với chính phủ là thế, nhưng điều đó không có nghĩa là cả 2 bên đều có mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Mối quan hệ của Tencent và chính phủ luôn khiến cộng đồng cảm thấy kỳ lạ và khó hiểu.
Chính phủ có thể đưa ra một mức phạt tối đa nếu phát hiện mức độ kiểm duyệt của Tencent là không đủ. Vào năm 2018, Trung Quốc đã hạn chế cấp giấy phép cho những trò chơi điện tử có nội dung kiếm tiền từ các game trong nước. Chính vì điều này mà doanh thu game của Tencent bị giảm tới 4% trong Quý đầu tiên.
Các nhà kiểm tra phần mềm diệt virus đã bắt quả tang Tencent làm sai lệch các kết quả test sản phẩm bảo về người dùng. Vào năm 2015, Tencent đã gửi các phần mềm chống virus của họ cho cuộc họp tổng hợp phần mềm Anti Virus do AV – Comparatives, AV-Test và Virus Bulletin đồng tổ chức. Sản phẩm của Tencent nhận được điểm đánh giá rất cao, cho đến khi những người kiểm tra xác định được sự gian lận và tước bỏ đi chứng chỉ đã cấp cho Tencent trước đó.
Các cơ quan kiểm tra phát hiện ra Tencent sử dụng phần mềm nén thông qua thử nghiệm để mang lại kết quả cực cao. Tất cả các giải thưởng và chứng nhận được trao bởi các cơ quan kiểm tra cũng bị thu hồi sau đó và gây tổn hại lớn tới danh tiếng của Tencent trong cộng đồng Anti Virus.
Khi game thủ nghe tin một nhà phát triển game nào đó đã có được giấy phép sử dụng bản quyền của một bộ manga nổi tiếng, một thương hiệu trò chơi huyền thoại ngày xưa,.., kỳ vọng của họ sẽ tăng cao. Nhưng điều này lại trái ngược hoàn toàn nếu hãng đó là Tencent. Công ty đã theo đuổi rất nhiều giấy phép sở hữu, với hi vọng có thể kiếm tiền từ một thị trường đã có đông đảo người hâm mộ hay mang lại một số trò chơi hấp dẫn trên đa nền tảng. Tuy nhiên, không ít lần Tencent đã khiến người dùng cảm thấy khó chịu bởi họ sử dụng quá phí phạm các giấy phép sở hữu bản quyền đáng giá.
Người chơi Arena of Valor (hay Liên Quân mobile), một tựa game được lấy cảm hứng từ Liên Minh Huyền Thoại, đã vô cùng kinh ngạc khi biết Tencent và nhà phát triển TiMi Studios đã có được giấy phép sở hữu cho vũ trụ siêu anh hùng DC và áp dụng nó cho các nhân vật trong game. Tuy nhiên, theo nhiều lời nhận xét thì những tạo hình này quá hời hợt.
Tencent cũng có được giấy phép của Command & Conquer và bắt vào sản xuất phiên bản di động cho thương hiệu game chiến thuật huyền thoại này. Kết quả cuối cùng là phiên bản di động của Command & Conquer: Red Alert bị chê trách là không có tính chiến thuật hay kiểm soát các đơn vị. Nặng nề hơn, trò chơi bị nhiều người đánh giá là rẻ tiền.
Chính những trò chơi mờ nhạt như vậy đã khiến người hâm mộ cảm thấy ngán ngẩm khi biết tin Tencent lại tiếp tục sở hữu giấy phép bản quyền của một thương hiệu nào đó.