Khi bạn đang chơi một trận Dota 2 đôi khi cảm nhận được những thứ rất vô lý đến từ những con số phần trăm trong đó. Thỉnh thoảng Jug có thể đánh critical rất nhiều lần liên tiếp, gấu con của Lone Druid đôi khi đánh phát đầu tiên là đã có thể trói nhưng cũng nhiều trường hợp đánh mãi đánh mãi trói vẫn không xuất hiện và trường hợp nhảy cảm nhất có thể nói đến Backtrack của Void nhưng đến nay anh đã không còn khả năng ấy nên đã sẽ thêm một ví dụ khác nữa đó chính là Bash của Spirit Breaker.
Những con số vể khả năng xuất hiện của critical, bash trong Dota 2 không đơn thuần chỉ là để đấy cho vui mà nó có cả một hệ thống chuyên quản lý, phân tích và đưa nó xuất hiện trong một trận đấu. Hệ thống đó được gọi là Pseudo-Random Distribution (PRD).
Bạn có thể hình dung hệ thống phân chia Pseudo-Random của Dota 2 giống như việc bạn đang cố rút con Ace bích trong bộ bài 52 lá và cứ sau mỗi lần rút hụt thì bạn sẽ làm tăng khả năng mính có thể rút trúng lá Ace bích. Một ví dụ điển hình khác là Juggernaut và skill Blade Dance, cứ sau mỗi cứ đánh thường khi Jug tác động lên mục tiêu nếu như không có critical thì khả năng lần sau critical xuất hiện sẽ càng tăng.
Nếu như nâng max Blade Dance thì con số sẽ lên đến 35%, cứ sau mỗi cú đánh phần trăm xuất hiện critical lại càng tăng cao. Theo thống kê cho thấy, thông thường phát đánh đầu tiên của Jug có xác suất là 14% nhưng lên đến phát đánh thứ tư thì con số ấy tăng đáng kể lên đến 43%. Việc Juggernaut đánh bao nhiêu mục tiêu khác nhau hay thời gian dừng giữa 2 đòn đánh đều không ảnh hưởng đến con số trên.
PRD SỬ DỤNG LÀM GÌ?
Pseudo Random thường dùng cho những hiệu ứng hay skill không gây sát thương trực tiếp, ví dụ như Counter Helix của Axe hay là Moment of Courage của Legion Commander, ngoài ra còn có búa điện Maelstrom và khả năng block damage của Vanguard.
True Random thường được dùng cho khả năng miss ( gồm né tránh, mất sight hay những tình hướng từ dưới đồi đánh lên trên. ) ngoài ra, true random còn áp dụng lên khả năng chọn mục tiêu của Ultimate Omnislash, khả năng Multicast của Org hoặc là triệu hồi rune. Khả năng critical của những summoned hay creep neutral, kể cả khả năng trói của gấu con Lone Druid cũng nằm trong true random.
Tóm lại, trong Dota 2 những hiệu ứng thiên về tấn công thường là PRD còn những thứ liên quan miss hay cast phép thì nó thuộc về true random.
SỬ DỤNG PRD TRONG TRẬN ĐẤU
Những con số sau đây sẽ tiết lộ cho bạn một bí mật:
Slardar là một ví dụ, Bash của anh chỉ có 10% cơ hội thành công và con số ấy khá ít ỏi trong khi giai đoạn laning cần nhiều hơn thế. Nhưng nếu bạn hiểu rõ về PRD thì việc nhận ra Slardar có thể Bash lúc nào là không khó, bạn có thể đếm những lần đánh creep mà không bash và sau đó khi cần chỉ cần chuyển qua tấn công mục tiêu cần thiết.
Một mẹo nhỏ nữa mọi người nên lưu ý, đó là Headshot của Sniper. Khi bạn đang trong giai đoạn laning và bạn đã bán 2 phát liên tiếp mà Headshot vẫn chưa xuất hiện thì hãy lưu ý, phát thứ 3 ministun sẽ xuất hiện và hãy tận dụng điều đó để harass. Nếu như điều trên xảy ra, thì chắc chắn với bạn rằng phát bán thứ 6 của sniper tính từ đầu sẽ một lần nữa xuất hiện Headshot. Bạn hãy nhớ và tận dụng thật triệt để những mẹo vặt về PRD này để có thể dễ dàng kiểm soát được con hero mà mình đang chơi.
+ Mẹo kiểm soát PRD qua Animation.
Thêm một số lưu ý nữa cho những bạn chơi Dota 2 cầm những tướng có khả năng critical, ví dụ như Phantom Assassin hay Chaos Knight. Với PA và cả CK họ đều có những skill critical damage là Coup de Grace hay Chaos và nếu bạn muốn những pha critical xuất hiện theo ý mình thì hãy tập luyện kỹ năng stop animation lúc đang farm hay combat.
Cụ thể như sau nếu như bạn đang tấn công bình thường thì bộ đếm PRD sẽ được kích hoạt và lập tức nó sẽ phân tích để đưa ra cú critical ngẩu nhiên nhưng với việc bạn cứ ngưng đòn tấn công trước khi nó tiếp cận được mục tiêu thì bộ PRD sẽ lập tức được khởi động lại và ngay lúc đó bạn sẽ nhận ra được phát nào là critical và bước cuối cùng chỉ đơn giản là ngưng stop để đòn critical tiếp cận được mục tiêu.
+ Trong combat tổng hoặc gank đơn lẻ.
Cũng tương tự ý tưởng trên, nếu như bạn chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưởng thì PRD chắc chắn giúp team của bạn mã đáo thành công. Một ví dụ đơn giản, team bạn có sự phục vụ của Phantom Assassin thì với skill Phantom Strike của mình giúp cô ấy có thể đánh hơn từ 3-6 cú trong chớp mắt và nếu trong một lần blink lên tấn công như vậy mà xuất hiện 2 cú critical damage thì bạn nghĩ sao? Không gì là chắc chắn cả nhưng nếu bạn đã có sự chuẩn bị thì PRD quả thật là một hành trang đáng để bạn mang theo trong đấu trường Dota 2.
+ Giới hạn của PRD
Cái gì cũng có giới hạn của nó, PRD cũng vậy. Giới hạn của PRD có lẽ là về mặt chiến thuật, dù cho bạn hiểu rõ PRD đến mức nào đi chăng nữa thì bạn chỉ có thể tận dụng đối đa sức mạnh của nó chứ không nên lạm dụng vào nó. Suy cho cùng những skill có liên quan đến PRD đều là skill thụ động, có lượng damage không cao chưa nói đến dù phần trong xuất hiện cao nếu bạn kiểm soát tốt nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra. Thêm một ví dụ nữa, Slardar không thể nào phí một điểm skill ban đầu cho Bash khi mà anh đang phải đối mặt với một trilane hay một đội hình có nhiều skill disable, điều anh cần là khả năng linh động và một lượng damage khá từ skill Stun Aoe.