Ngày mai, 14/9/2018 sẽ là ngày ra mắt chính thức của Shadow of the Tomb Raider và như thường lệ, trong 1 tuần trước đó đổ lại sẽ có rải rác các bài đánh giá của những trang tin uy tín trên thế giới được đăng tải. Những trang tin này được cung cấp code chơi thử trước cả tháng để cho thời gian lùng sục tìm hiểu mọi ngóc ngách của game để đánh giá.
Tất cả những nỗ lực đó không nằm ngoài mục tiêu là giúp game thủ đọc bài đánh giá và đưa ra quyết định có nên bỏ một cục tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để mua game về chơi hay không. Tất nhiên, nếu bạn ở lâu trong cái làng game PC-Console này chắc cũng từng vài lần gặp phải tình huống trớ trêu là bài đánh giá còn làm bạn bối rối hơn trước nữa. Shadow of the Tomb Raider lại tiếp tục là một trong số những game rơi vào tình trạng đó.
Như bảng thống kê sơ bộ về điểm số bên trên, có thể thấy các trang tin uy tín đánh giá rất khác nhau về Shadow of the Tomb Raider. Tâm điểm của sự chênh lệch này có lẽ là điểm số cực cao của IGN (9 điểm) và điểm số cực bèo của Gamespot (6 điểm). Cả 2 trang tin này đều là kênh lâu đời và uy tín hàng đầu của làng game thế giới, tuy nhiên sự chia rẽ về nhận định này lại tạo ra một sự bối rối không nhỏ cho người chơi, biết tin ai đây?
Dạo qua bài đánh giá của cả 2 trang tin trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những quan điểm rất trái chiều. Ví dụ như cùng về hệ thống chơi lén lút (stealth) của Shadow of the Tomb Raider, IGN khen ngợi và cho rằng so với 2 phiên bản trước thì việc chiến đấu bằng cách xả súng bị giảm đi nhiều thay vào đó người chơi phải chơi lén lút nhiều hơn và được phối hợp với môi trường rừng rậm. Còn Gamespot lại cho rằng hệ thống lén lút này không hoàn chỉnh vì AI phản ứng không thật, sau khi mất dấu người chơi thì chúng quay lại sinh hoạt bình thường như chưa có gì xảy ra, mặt khác game cũng không có nhiều thay đổi mang tính đột phá so với những phần trước.
Qua biểu hiện trên cho thấy Gamespot thì yêu cầu Shadow of the Tomb Raider phải có một hệ thống chơi lén lút “chất” như những game thuần ám sát là Hitman hay Spliter Cell và phải đột phá thần tốc theo kiểu mỗi bản game phải là 1 reboot. Trong khi IGN lại khen ngợi việc tinh chỉnh làm mới những thứ có sẵn đã làm nên chất riêng của loạt 3 game reboot này.
Chính sự đối nhau chan chát này đã khiến nhiều game thủ bông đùa rằng Square Enix không chi tiền “mua điểm” nên bị đánh đập tàn tạ như thế.
Sự việc này của Shadow of the Tomb Raider một lần nữa lại cho thấy rằng việc chọn game để chơi không phải lúc nào cũng nên nghe theo các bài đánh giá của một kênh duy nhất. Nếu các điểm đánh giá đều đi về cùng một hướng, bạn sẽ có một chỗ bám dễ dàng hơn cho quyết định chi tiền của mình. Nhưng chẳng may như trường hợp này thì tốt nhất bạn nên tham khảo phần nội dung ở nhiều bài của nhiều trang khác nhau và không đơn thuần dựa trên số điểm được cho. Bạn tìm hiểu chi tiết để biết những tính năng của game có hợp với sở thích của mình hay không.
Bạn có thích một game quá khác quá thay đổi so với dòng game mà mình ưa thích lâu nay? Hay bạn thích nó vẫn giữ những giá trị truyền thống, thứ làm bạn thích game từ đầu và tiếp tục tinh chỉnh cho nó tốt hơn chứ không cần những thay đổi quá đột phá?
Hiện tại Mọt tui chưa có “diễm phúc” chạm tay vào game sớm nên vẫn phải chờ ngày game ra mắt để trải nghiệm. Tuy vận cũng có thể cho bạn một số lý do để chọn mua Shadow of the Tomb Raider:
Phần còn lại về nhược điểm hay gì đó thì phải chờ game ra để xem tận mắt mới rõ được. Hãy bình tĩnh và lắng nghe trái tim game thủ của mình nhé!