Phụ Lục
Có những tựa game bị hủy bỏ vô cùng đáng tiếc như Starcraft: Ghost hay Project Titan, rất nhiều game thủ tỏ ra nuối vì nếu chúng được ra mắt chưa chắc đã là một game kém chất lượng như nhà sản xuất lý giải cho quyết định hủy bỏ dự án. Ngược lại, có những tựa game cực kỳ quái thai, kinh tởm được phát hành mà người ta cứ tự hỏi tạo sao không ai ngăn cản chúng ra đời? Sự tồn tại của chúng là một sự xấu hổ cho ngành game và là lý do để nhiều nhóm hoạt động xã hội trưng ra mỗi khi muốn kêu gọi cấm game. Hãy cùng điểm qua một vài tựa game như vậy nhé!
Đứng đầu danh sách này là con game bị cấm khỏi nước Anh và được xem là tựa game bạo lực nhất thế giới. Chiller là một tựa game bắn súng trên Arcade, nền tảng chơi game phổ biến nhất thời điểm đó.
Nếu mà con game này chỉ đơn giản bắn hạ các mục tiêu hay tiêu diệt những kẻ khủng bố hay thây ma quái vật thì chả có gì để nói, đằng này con game này bắn súng để…tra tấn người ta đến chết. Bạn sẽ dùng súng để từ từ tra tấn những con người đang bị giam cầm trước mặt theo mọi cách mà bạn muốn. Từ bắn nát đầu nát thân cho đến chặt đầu, vặn nát đầu người khác,… Nói chung là bất kỳ kiểu phá hoại thân thể nào mà bạn có thể làm thì cứ thoải mái mà làm. Game còn khuyến khích người chơi bằng cách tính điểm khả năng phá hoại và thời gian mà bạn thực hiện chúng.
Thrill Kill là tổng hợp của một cái nhà thương điên theo phong cách Mortal Kombat, với tất cả những thứ điên rồ nhất mà con người có thể nghĩ tới.
Chả hiểu thằng cha nào nghĩ ra cái thể loại này, mà còn nể hơn là thằng nào còn đồng ý cho nó phát hành nữa. Chả trách nó bị cấm ở mấy nước trên thế giới là còn nhẹ, chứ gặp Mọt tôi chắc lại đấm cho mấy phát.
Nói là một tựa game thì không phải, khi đây chỉ đơn giản là một mod trong tựa game Half Life 2 thôi. Nhưng thề luôn là đứa nào tạo ra cái bản mod này xứng đáng bị đày đi biệt xứ vì độ “thông minh” của mình.
Chả hiểu vô tình hay hữu ý, School Shooter: North American Tour cho phép người chơi bắn…học sinh, giáo viên, nhân viên trường học bằng mọi loại súng ống đạn dược mà game cho phép. Đương nhiên, những con người vô tội đó không có một tấc sắt trong tay, chỉ có cách chạy trốn trong tuyệt vọng mỗi khi nòng súng chĩa vào người. Tựa game còn chi tiết đến mức mà nạn nhân trúng một viên shotgun vào người, thì máu sẽ văng hết về vật thể phía sau vô cùng chân thực (đương nhiên là với đồ họa thời điểm đó). Một bản mod chơi thôi mà, có cần cầu kỳ và đầy đủ vậy không?
Và đỉnh nhất là thời điểm ra mắt của nó trùng với lúc mà xã hội lo ngại game là nguyên nhân gây ra bạo lực cho những người trẻ. Tạo ra một tựa game này ngay thời điểm đó, hỏi sao dân tình không rủa ầm cả lên.
Làm sao để tạo nên một tựa game RPG để đời?
Hãy tạo ra một tựa game mô phỏng theo một sự kiện ngoài đời thực, càng ấn tượng càng tốt. Thế là Super Columbine Massacre RPG bê nguyên xi một sự kiện có thật vào game: vụ xả súng trường học Columbine đẫm máu năm 1999 tại Colorado.
Vào vai Eric Harris và Dylan Klebold, hai tên sát nhân đã thực hiện vụ xả súng ấy khám phá những kế hoạch, những tâm tư nguyện vọng của những tên giết người khi thực hiện. Dù cho không quá máu me, nhưng tựa game này tai tiếng đến mức mà người ta nổ ra hàng loạt cuộc tranh cãi xem game có khuyến khích bạo lực hay không?
So với việc tấn công người ngoài hành tinh như StarCraft: Ghost thì Mọt vẫn chưa thể hiểu nổi tại sao ngày đó tựa game này được cho phép ra mắt nữa.
Đây là một tựa game được đánh giá là chống lại xã hội. Mặc dù nó dựa trên diễn biến tâm lý của những kẻ xả súng hàng loạt ngoài đời thực. Một kẻ cực đoan, chán đời, mất niềm tin vào con người dành thời gian còn lại của cuộc đời lập ra kế hoạch để giết càng nhiều người vô tội càng tốt để trả thù cuộc sống này. Trải nghiệm điều này vốn đã được ngành điện ảnh khai thác từ rất lâu với những siêu phẩm như "Sự im lặng của bầy cừu", nhưng với Hatred thì nó lại là một kiểu trải nghiệm khác.
Điểm khiến Hatred bị chỉ trích là nó đặt người chơi... đúng vào vai kẻ thủ ác khi hắn hành động. Theo cốt truyện, kẻ vô danh này đánh mất tất cả niềm tin vào cuộc sống, chán ngán cuộc đời và nhìn xã hội đầy tiêu cực. Hắn quyết định lên đường để tẩy sạch nhân loại, gặp ai giết nấy, kể cảnh cảnh sát và quân đội. Sau đó hắn nảy ra kế hoạch phá hủy nhà máy điện hạt nhân ở ngoại ô New York để nó nổ tung kéo theo toàn bộ dân cư của thành phố năng động nhất thế giới này.
Hatred nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi Steam sau khi nó tham gia chương trình Greenlight dành cho các game indie. Nhưng sau đó sự tranh cãi về tính hợp lý của nó khiến Gabe Newell phải đăng đàn xin lỗi và phục hồi game trở lại trước khi nó được Greenlit và phát hành chính thức trên Steam vào tháng 6/2015. Những giá trị có thể hiểu theo nhiều nghĩa của Hatred đã giúp nó có lý do để tồn tại và hầu như không bị cấm ở các thị trường game lớn nhưng về bản chất nó vẫn là một trải nghiệm đen tối khi bạn vào vai một kẻ điên loạn giết người hàng loạt.
Nếu là một fan trung thành của thể loại kinh dị, đặc biệt là với những con game như Silent Hills, chắc chắn bạn sẽ từng nghe qua về Rule of Rose. Đây cũng là một trong những tựa game hiếm hoi mà bị cấm cửa hoàn toàn tại nước Anh. Và cũng là một trong những tựa game bị EU đặt câu hỏi về tính tàn nhẫn của nó.
Theo như mô tả của một tờ tạp chí của Ý, bạn chỉ thật sự chiến thắng khi mà bạn phải chôn sống người khác. Với tư tưởng có phần máu lạnh như vậy, Rule of Rose đương nhiên nổi lên như một vấn đề gây tranh cãi hơn là một tựa game hay.
Đó chỉ là mấy cái tên tiêu biểu thôi, còn nhiều tựa game mà ý tưởng của người làm game chắc chắn là cấu kết với gian dương đại đạo, buôn lậu vũ khí, đẩy bà già xuống biển,… Mấy game đó thà đừng làm ra còn hơn.
[box background="banana" border="dark"]Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Mọt Game: http://bit.ly/2ByvA1e[/box]