Clash Royale từ lúc ra mắt nhận được rất nhiều hưởng ứng cũng như đánh giá tích cực của đông đảo người chơi. Tựa game này cũng từng được cho là có nhiều khả năng trở thành 1 tựa game eSports. Tuy vậy, sau 1 thời gian, dường như Clash Royale đang lộ dần nhiều bất cập, đặc biệt là đối với những người thông thường (casual) và người chơi mới.
Cơ chế ‘cày cuốc’ kì lạ:
Khi mới bắt đầu chơi Clash Royale, bạn sẽ cảm thấy deck của bạn có 1 sự tiến triển dễ nhận biết sau mỗi lần nâng cấp card, khi lên được Arena cao hơn sẽ lại có thêm các card mới và cảm giác tất cả card nào cũng ‘có thể’ sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên sau một thời gian dài, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ có 1 số ít card thực sự đáng để nâng cấp để dùng trong tổng số 58 card.
Clash Royale có một cơ chế ‘cày cuốc’ rất kì lạ, gây cản trở rất nhiều cho quá trình nâng cấp card này.
Thứ nhất, đó là cơ chế thưởng card ưu tiên theo card level thấp nhất. Như đã nói ở trên, chỉ 1 số ít các card thực sự hiệu quả, nhưng để nâng cấp các card này, người chơi buộc phải chấp nhận nâng cấp tất cả các card còn lại vì cơ chế thưởng card card này.
Nhưng khi có đủ số lượng các card để nâng cấp sẽ gặp trở ngại thứ 2 đó là lượng Gold cần để nâng cấp. Điều kì lạ ở đây là lượng Gold kiếm được lại hoàn toàn bị giới hạn: mỗi trận thắng người chơi sẽ được thưởng Gold và tối đa là 20 trận thắng.
Có lẽ đây là game đầu tiên trên thế giới có ‘giới hạn thu nhập’ của người chơi chăng? Dẫn tới việc chán nản khi càng chơi nhiều càng không đạt được phần thưởng mong muốn.
Trừng phạt người chơi thích khám phá:
Cơ chế thưởng trong Clash Royale phụ thuộc vào Arena, người chơi phải dành chiến thắng có được Trophy và leo lên Arena cao hơn để nhận được phần thưởng cao hơn: số lượng card và gold từ rương nhiều hơn và mở khóa được card mới.
Về lý thuyết, thì lẽ ra ở Arena cao hơn thì những card mới phải ‘mạnh mẽ’ hơn như khi ta nhặt được 1 món đồ ở con boss khó hơn. Nhưng trong Clash Royale lại không như vậy, những card mới này level quá thấp không đủ hiệu quả để sử dụng, hoặc cho dù đủ level thì người chơi cũng không dám thử những chiến thuật mới vì nếu thua quá nhiều người chơi sẽ bị tuột Arena và bị mất đi phần thưởng.
Cuối cùng thì đa số người chơi chỉ lựa chọn 1 vài chiến thuật quen thuộc có khả năng dành chiến thắng cao để chơi mà không dám mạo hiểm với chiến thuật hay card mới.
Các trận đánh gây nhiều căng thẳng:
Clash Royale không có chế độ ‘casual’ như hầu hết game thuộc thể loại này hiện nay. Mỗi trận đánh trong Clash Royale đều được tính trophy, dẫn đến các trận đánh đều gây cảm giác rủi ro, căng thẳng. Chính vì không có chế độ Casual nên người chơi thoải mái để thưởng thức game, hoặc để thử nghiệm những card mới, cộng với cơ chế thưởng theo cấp bậc Arena nên khi tham gia trận đánh sẽ dễ bị tâm lí, dễ dẫn đến cảm giác ức chế, bực tức nếu bị thua nhiều.
Như vậy dù người chơi có muốn hay không cũng không thể được có trải nghiệm giải trí trọn vẹn.
Không dành cho người mới chơi:
Ở thời điểm hiện tại thì Clash Royale quả thực không dễ lấy cảm tình cho người chơi mới. Lí do là vì cơ chế bắt cặp (match-making) dựa trên Trophy chứ không sàng lọc Level người chơi.
Còn nhớ ở thời gian đầu khi Clash Royale vừa ra mắt, thường khi người chơi được bắt cặp với nhau phần lớn chỉ chênh lệch nhau 1 hoặc 2 Level và card level cũng không hơn kém nhau nhiều nên các trận đấu cũng tương đối cân bằng. Càng về sau, khoảng cách chênh level ngày càng nhiều, do khá nhiều người chơi ‘casual’ không thể hoặc không muốn lên Trophy cao hơn vì họ cảm thấy thoải mái ở tầm Trophy đó, nhưng Level cũng như card vẫn được nâng cấp.
Việc này sẽ dẫn tới người chơi mới sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu bị bắt cặp với những người này, như vậy người chơi mới rất dễ chán nản khi phải đánh những trận có cảm giác không công bằng này và bỏ game sau một thời gian ngắn.
Trên đây là những lí do khiến cho Clash Royale mất dần đi sự hứng thú đối với người chơi cũ và thu hút người chơi mới. Mặc dù đã có nhiều bản cập nhật được tung ra nhưng dường như vẫn chưa đủ.