Phụ Lục
Có thể nói hiện nay, thị trường máy chơi game gia đình chỉ là cuộc cạnh tranh của Nintendo, Microsoft và Sony. Trước đó, rất nhiều hãng cũng đã tham gia vào với hi vọng có thể chiếm lĩnh được một phần nhỏ nhoi của thị trường này. Nhưng rồi tất cả đều đã thất bại. Có những hệ máy sống thoi thóp, không phát hành được quá 15 game đã yểu mệnh.
Trên thực tế, có thể coi XaviXPORT là một chiếc máy tập thể dục hơn là một thế hệ máy chơi game. Thiết bị này được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 2004 và có hình dạng giống như một cây vợt tennis. Hành động của người chơi sẽ được nhận và truyền lên màn hình thông qua cảm biến của bộ điều khiển.
Tuy nhiên hệ máy chơi game này lại chỉ phù hợp để chơi các trò chơi thể thao. Trong tuổi đời của XaviXPORT, có tất cả 10 trò chơi được phát hành. Do việc tiếp cận đại đa số người dùng của hệ máy này gặp nhiều khó khăn, vào năm 2013, toàn bộ các trang truyền thông của XaviXPORT đã ngừng hoạt động. Hệ máy vẫn tiếp tục được để ngắc ngoải cho tới năm 2017 thì chính thức ngừng bán ra và trang thương mại điện tử của máy chơi game này cũng bị đóng cửa.
Hệ máy chơi game này đầu tiên chỉ được phát hành cho riêng thị trường Nhật Bản. Về sức mạnh, Cassette Vision tương đương với Atari 2600. Tuy nhiên, điểm yếu của chiếc máy chơi game này lại nằm ở việc không có tay cầm dây, mà được tích hợp luôn vào thân máy gồm các nút điều khiển được bố trí 2 bên cho 2 người chơi.
Nếu muốn trải nghiệm game, 2 người phải ngồi sát lại chiếc máy và màn hình, khá là khó chịu. Bên cạnh đó, máy hỗ trợ 2 cần điều khiển nhưng trong đó 1 cần chỉ di chuyển được ngang, còn 1 cần dùng để di chuyển dọc. Điều này khiến cho việc chơi game lại càng thêm khó khăn.
Cuối cùng, vòng đời của Cassette Vision chỉ dừng lại ở con số 11 trò chơi. Nhưng bù lại, hãng phát triển vẫn nhắm tới các phiên bản kế nhiệm như Super Cassette Vision hay Super Lady Cassette Vision được dành riêng cho phái nữ.
Đây có thể được coi là nỗ lực đầu tiên và duy nhất của Capcom trong việc tạo ra một chiếc máy chơi game gia đình. Tất nhiên có thể đây là lần đầu bạn đọc nghe thấy nó, vì số lượng bán ra của thiết bị này cực kỳ nhỏ giọt.
Được phát hành vào năm 1994, Capcom Power System Changer (CPS Changer) ra đời, cung cấp cho người chơi phương tiện để trải nghiệm các game Arcade trong sự thoải mái tại nhà mình. Tuy nhiên, hàng loạt quyết định khó hiểu của Capcom đã khiến cho thiết bị này không đạt thành công như kỳ vọng. Điển hình nhất là hãng sử dụng các cổng điều khiển Super Family / Nintendo thay vì công nghệ độc quyền của riêng họ. Điều này có nghĩa người dùng có thể sử dụng bất cứ gamepad nào tương thích với máy chơi game của Nintendo để chơi trên CPS Power. Và nó cũng có nghĩa là khi Capcom bán ra CPS Power sẽ không đi kèm gamepad vì cho rằng game thủ đã có tay cầm của Super Family ở nhà rồi.
Người dùng chỉ có thể mua chiếc máy chơi game này trực tiếp từ Capcom và phải bỏ ra 150 USD cho 11 trò chơi có chất lượng Arcade. Thất bại của CPS Changer khiến cho Capcom cho tới nay không còn mặn mà gì với thị trường phần cứng nữa.
Vào năm 1995, Casio cũng đã phát hành một hệ máy chơi game dành riêng cho phái nữ, độc quyền tại thị trường Nhật Bản, có tên là Casio Loopy. Điều đáng nói đây là hệ máy duy nhất được tích hợp với một máy in màu nhiệt, giúp cho chị em phụ nữ có thể chụp màn hình lại và in ra thành những tấm hình đẹp.
11 trò chơi trên hệ máy này chủ yếu nhắm tới các vấn đề liên quan tới phái nữ, như thời trang, hay thậm chí chị em còn có thể tạo ra được một cuốn manga bằng chức năng in ảnh. Nhưng chỉ 3 năm sau khi phát hành, vào năm 1998, Casio chính thức đưa chiếc máy chơi game này vào dĩ vãng vì độ tiếp cận không cao cũng như doanh số không được như kỳ vọng.
Super A’Can là một hệ máy chơi game được hãng Funtech phát hành độc quyền tại Đài Loan vào năm 1995. Có thể nói nước đi này của Funtech hoàn toàn sai lệch, năm 1995 không phải là thời điểm chơi game 16 bit nữa. Thay vào đó, các tựa game 3D đều đã được triển khai.
Hệ máy chơi game này thất bại vì chi phí ban đầu của nó quá cao, khó tiếp cận được khách hàng. Super A’Can cũng gặp phải sự cạnh tranh từ PlayStation, Nintendo 64 hay Sega Saturn, tất cả đều mạnh mẽ hơn chiếc máy tới từ Đài Loan rất nhiều.
Sự thất bại của Super A’Can đã khiến cho Funtech mất đi hơn 6 triệu USD. Hãng đã phá hủy toàn bộ các thiết bị từ quá trình phát triển và sản xuất hệ thống, sau đó bán lại cho Hoa Kỳ dưới dạng các bộ phận phế liệu.
Được phát hành vào năm 2005 bởi ZAPiT, Game Wave bị coi là một sai lầm trong nỗ lực tạo ra một chiếc máy chơi game lai máy DVD “thân thiện với gia đình”. Các tay cầm game được thiết kế không khác gì chiếc điều khiển tivi. Game Wave hỗ trợ tận 4 tay cầm, nhiều khả năng sẽ chỉ phù hợp cho các buổi party gia đình.
Mặc dù chiếc máy chơi game này giới thiệu có thể hỗ trợ tất cả các thể loại trò chơi, tuy nhiên mới chỉ ra mắt tựa game thứ 13, người dùng đã hoàn toàn mệt mỏi với “thư viện” trò chơi giải đố, hay những game được lấy cảm hứng từ các show truyền hình. Và tất nhiên là không có bất cứ game hành động nào có trên Game Wave cả.
Cuối cùng hệ máy chơi game này bị ngưng sản xuất vào năm 2009, 4 năm sau khi phát hành. Nhưng tính tới năm 2008, Game Wave đã bán được khoảng 70 ngàn máy.