Kể những ông lớn phát hành game tham lam thì có lẽ là cả ngày cũng không hết, nhưng nếu nói về thành tích phá hoại tan nát những hậu bản game do chính mình phát hành thì lại là một chuyện khác. Đôi khi các nhà phát hành này nuôi dạy một tựa game vô cùng ngon lành, nó lớn lên và mang lại cho họ một đống tiền cộng danh tiếng, để rồi chính tay vừa giết vừa chôn nó khi muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa cho đầy túi.
Người đứng đầu trong lĩnh vực tham lam ăn không chừa một cái gì có lẽ sẽ là EA, nói về ông lớn này thì chúng ta có quá nhiều phốt rồi, từ việc là kẻ ăn xác thối chuyên môn mua lại các tựa game nổi tiếng rồi phá nát nó bằng cách này hay cách khác, đến trò hút máu vô tội vạ bất kỳ lúc nào. Các phốt trong năm của EA thì bao gồm vụ tăng giá tướng trong Star Wars Battlefront 2, bị cáo buộc đuổi việc cha đẻ Plants vs Zombies vì ko cho tính năng mua bán ingame vào…
Nhưng nếu nói về phá hoại hậu bản thì năm nay có vẻ một nhà phát hành khác là Konami đang làm tốt hơn, cụ thể là họ vừa khai sinh ra khái niệm “bỏ tiền để save game” trong Metal Gear Survive. Tức là đầu tiên game chỉ cho bạn 1 slot save duy nhất mà thôi, từ cái slot thứ 2 trở đi là chúng ta phải mua với giá 9.99 USD, bất chấp trước khi ra mắt Konami đã dỏng mỏ lên tuyên bô là sẽ không có microtransactions đâu. Ờ thì tất nhiên cái kia có thể gọi là “tính năng phụ thêm” cũng được, vì không có file save thứ 2 vẫn chơi được mà, phải cái nó hơi dơ một chút.
Save game? Mua coin đã nhé
Lại nói về EA (có vẻ về mấy cha này thì cả ngày cũng không hết), mới gần đây họ lại lập thêm một kỷ lục độc nhất cm nó vô nhị, đó là bán một cái DLC cho một cái DLC – muốn chơi DLC thì phải mua DLC trước. Nghe hơi nhức não hả, giải thích đơn giản hơn là trong tựa game The Sims 4, EA đã ra một cái DLC có tên là My First Pet Stuff, mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như cái DLC này không yêu cần bạn phải sở hữu một cái DLC “gốc” là Cats & Dogs để có thể chơi.
Tức thì thay vì chỉ phải mua một cái DLC, giờ bạn sẽ phải sở hữu 1 cái DLC “gốc” trước rồi sau đó mua tiếp 1 cái DLC “con” nữa để trải nghiệm game >> cắt nửa nội dung, gấp đôi tiền, ez lợi nhuận, đi chết đi EA. Cần nói thêm là mấy cái dòng The Sims này vốn đã hút máu như quỷ, nuôi người “ảo” thôi mà tiền bỏ ra mua DLC còn quá cha nó mua đồ cho người thật, nhưng tới mức là bán DLC “chồng” DLC thì hơi bị quá mức vô sỉ rồi đấy.
Đọc cái yêu cầu muốn nhũn cả não
Và danh hiệu vô địch về độ phá hoại của các nhà phát hành game thuộc về 1 cái tên bạn chắc chắn không ngờ tới, xin giới thiệu siêu phẩm Solitaire dưới sự chỉ đạo của bố già Microsoft. Chắc chắn nhiều đồng bào sẽ có phản ứng: “Nào nào Solitaire ư, nó chả phải là cái game xếp bài miễn phí từ thời đồ đá tới nay sao?”. Ồ nô bạn tôi ơi, mọi thứ chỉ đẹp khi bạn chưa update Window mà thôi, vì từ đời Win 10 Microsoft đã đưa Solitaire vào hàng ngũ những game có thu phí nhé.
Với Solitaire phiên bản mới nhất, Microsoft giới thiệu tính năng Premium với các đặc quyền sau: loại bỏ quảng cáo, tăng coin nhận được khi hoàn thành Challengers và Boot cái nồi gì đó trong game. Cần biết là Solitaire được tạo ra ban đầu với mục đích hướng dẫn mọi người làm quen với chuột và bàn phím, sau khoảng vài chục năm tốt đẹp thì Microsoft quyết định dẹp mọe nó đi để kiếm bòn rút thêm kha khá xu lẻ nữa (tầm 2 USD/tháng).
Solitaire Premium hả, hơi quá rồi đó má
Nếu tính luôn cả việc Win 10 rất hay nổi cơn update không cần biết chủ nhân đang làm gì, thì cái Solitaire “Premium” này xứng đáng là hậu bản tồi tệ nhất trong lịch sử từ các nhà phát hành game. Liệu trong tương lai còn có anh tài nào trùm hơn cả những ông lớn kể trên, có trời mới biết được.