Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những khái niệm cơ bản mà bạn cần biết trước khi chơi Artifact. Ngoài gameplay chúng tôi đã đề cập đến, các loại thẻ bài cũng là một vấn đề quan trọng là những điều cần biết về Artifact.
Cũng giống như Magic: The Gathering, các thẻ bài trong Artifact được chia thành các màu Đỏ, Lục, Lam và Đen. Mỗi màu có đặc thù riêng của nó và đại diện cho một tác dụng nhất định. Cụ thể như sau:
Mỗi nhóm màu lại được phân chia thành 5 loại thẻ tùy theo chức năng và cách sử dụng: Hero, Creep, Spell, Improvement và Item.
Thẻ hero (Hero Card) trong Artifact là loại thẻ quan trọng nhất và mạnh nhất trong game, và đó cũng là lý do tại sao mỗi deck chỉ có 5 thẻ hero trong đó. Hero là đối tượng xác định chiến thuật của bạn, y như những gì bạn đã và đang thực hiện trong Dota 2. Mỗi hero có một thẻ đặc trưng riêng (Signature Card, có thể hiểu nôm na là chiêu Ultimate của hero), sẽ tự động được thêm vào deck của bạn.
Ví dụ: Zeus là một thẻ hero xanh dương (blue card) với 3 attack dmg, 7 hp và một spell dạng passive tên là Static Field (mỗi lần cast spell, Zeus sẽ gây damage lên các đơn vị xung quanh đơn vị bị cast). Thẻ đặc trưng của Zeus là Thunder God’ Wrath, mang tên chính ultimate của hero này ở Dota 2. Đây là một thẻ Spell và sẽ được thêm 3 lần vào deck của bạn trong quá trình chọn tướng. Mỗi lần dùng thẻ này sẽ tốn 7 mana và sẽ gây ra 4 dmg lên mỗi đơn vị hero địch ở tất cả các lane, tương tự cái cách mà Thunder God’s Wrath hoạt động trong Dota 2.
Creep là tất cả các đơn vị không phải là hero (non-hero units) và có thể được triệu hồi trong một lane thông qua thẻ creep (Creep Card). Các creep phổ biến nhất trong Artifact là các melee creep (cận chiến). Các melee creep này thường không có những chỉ số stat ấn tượng, cũng như không có bất kỳ hiệu ứng tấn công nào.
Melee creep thường có khả năng gây damage nhỏ và máu khá giấy. Chúng được sinh ra nhằm đóng vai những kẻ có khả năng góp phần bảo vệ trụ của bạn, cũng như gây ra chút ít sát thương cho các đơn vị của đối phương. Melee creep được triệu hồi ở các lane khác nhau thông qua những thẻ creep khác nhau. Ngoài ra, có một số loại creep khác mà bạn có thể điều khiển, và chúng có hiệu ứng riêng mỗi khi được triệu hồi.
Spell là những kỹ năng có thể được cast trong một lane khi một hero có cùng màu thẻ có mặt trong lane đó. Nếu trong lane đó không có hero nào, sẽ không có spell nào được cast. Thẻ kỹ năng (Spell Card) sẽ được sử dụng trong Action Phase và chúng là loại thẻ bài đa dạng nhất. Ngoài chức năng gây sát thương, thẻ kỹ năng còn có thể tạo ra các hiệu ứng, sửa đổi trạng thái hiệu ứng của các đơn vị. Để sử dụng mỗi thẻ kỹ năng, bạn sẽ phải tốn một lượng mana nhất định. Lượng mana này sẽ được hồi lại từ trụ ở lane đó.
Improvement là những thẻ bài dạng spell có chức năng tạo ra một số buff có lợi cho một lane bất kỳ. Điều đặc biệt là những buff này có tác dụng vĩnh viễn, và một lane có thể nhận được nhiều buff cùng một lúc. Tất cả các buff có lợi trong lane được hiển thị ở phía bên phải của trụ bên phía lane đó. Đó có thể là các buff vĩnh viễn, chủ động hoặc thụ động (passive).
Các buff vĩnh viễn cho các hiệu ứng hoạt động liên tục và các thẻ có hiệu ứng như vậy sẽ có biểu tượng hình tròn nhỏ ở giữa.
Các buff dạng passive là những thẻ bài đặc trưng bởi hình tròn nhỏ và 3 chiếc gai (tương tự như vương miện). Đây là những spell xảy ra trước, trong hoặc sau một phase nhất định, hoặc được kích hoạt khi một hành động cụ thể được thực hiện. Ví dụ, Glyph of Confusion là một thẻ Improvement màu lam với 6 mana cost. Nó sẽ được kích hoạt ngay khi có một hero nào đó xuất hiện trong lane. Trong khi đó, Iron Fog Goldmine lại là thẻ Improvement màu đen với 3 mana cost có tác dụng tăng thêm 3 gold mỗi khi một Combat Phase kết thúc.
Đặc trưng nhận biết các buff dạng active (chủ động) sẽ là một hình tròn nhỏ với 6 chiếc gai ở giữa. Đây là những thẻ được kích hoạt thủ công, và đương nhiên, nó sẽ có thời gian cooldown của riêng mình.
Thẻ Item (Item Card) là những thẻ bài có thể được mua trong Shopping Phase bằng lượng gold mà bạn thu thập được trong suốt quá trình chơi từ việc hạ gục các hero và creep của đối phương. Các thẻ Item có thể được dùng cho bất kỳ hero nào, không phân biệt màu sắc. Có 3 loại item lớn xuất hiện trong Artifact là Attack (tăng damage), Armor (tăng giáp) và Health (tăng máu). Item càng đắt thì càng xắt ra miếng khi nó có thể cung cấp các buff có lợi cho quá trình đi lane của bạn.
Hi vọng với những kiến thức vừa rồi, bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản về Artifact. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp những điều cần biết về Artifact tại trang chủ motgame.vn trong thời gian tới.