Suốt một năm 2018 đầy thăng trầm với các sự kiện lớn nhỏ của Dota 2, Valve đã tung ra tổng cộng 14 bản cập nhật. Phiên bản 7.07 đã được trình làng ngay sau TI7, và kể từ tháng 2 năm 2018, cứ mỗi 2 tuần sẽ có một bản vá mới toanh ra mắt. Có lẽ 7.19 là phiên bản tồn tại lâu nhất với thời gian 4 tháng, trước khi Valve chính thức tung ra big update 7.20 cách đây hơn một tháng. Qua những phiên bản này, Dota 2 đã ít nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phong phú và đa dạng về meta game.
Tháng 10 năm 2017, mùa giải mới chính thức bắt đầu với thể thức tính điểm DPC hoàn toàn mới cùng một phiên bản hoàn toàn mới khác – 7.07. Phiên bản này tồn tại trong vòng 4 tháng cho đến tháng 2/2018. Phiên bản 7.07 này đã khiến khả năng snowball tại các lane, đặc biệt là midlane. Thời điểm đó, Snad King là hero được pick nhiều nhất, trong khi Night Stalker bị ban nhiều nhất. Phiên bản 7.07 cũng chứng kiến sự hồi sinh của Gyrocopter với những thay đổi về talent. Đặc biệt, việc sử dụng bộ đôi IO + Gyro trở thành một lựa chọn khả thi cho đến tận phiên bản 7.20.
Lượng XP khi giết hero đối phương ở early game cũng bị giảm rất nhiều. Điều này có nghĩa lượng XP phụ thuộc khá lớn vào chỉ số last hit/deny hơn là việc tổ chức gank và đi giết người. Bên cạnh đó, 7.07 cũng bắt đầu có sự thay đổi về XP khi deny creep. Cụ thể, 75%XP sẽ mất và thay vào đó, người deny creep đó sẽ nhận lại 25%XP. Điều này đã đưa việc deny creep lên một tầm cao mới trong suốt một thời gian dài.
Windranger đã bị lãng quên khá lâu trên đấu trường chuyên nghiệp cho đến phiên bản 7.08 vào tháng 2 năm 2018. Đây cũng là phiên bản mở đầu cho kế hoạch 2 tuần 1 patch của Valve đã được thông báo trước đó. Kể từ đây, Windranger trở nên cực kỳ hot, đặc biệt là ở vị trí support 4 dưới bàn tay ma thuật của Liquid.Gh. Ngoài ra, Lycan đang làm mưa làm gió ở nửa đầu mùa giải cũng bắt đầu dính những nerf đầu tiên.
Trước 7.08, việc nhặt được Bounty Rune sẽ cho gold và XP (cho người nhặt). Điều này đặc biệt quan trọng với những support 4/roamer khi phải liên tục di chuyển giữa các lane. Tuy nhiên, Ice Frog đã bỏ lượng bonus XP từ Rune này, một lượt nerf thẳng mặt lên các roamer chính hiệu như ES hay Pudge.
Phiên bản này đã mang lại khá nhiều điều lợi cho những vị trí support trong game:
Không chỉ việc Courier đại hạ giá sẽ tiết kiệm được đến 150 gold, việc chia đều gold của Bounty Rune cũng sẽ cung cấp cho các support 80 gold nếu nhặt được cả 2 Rune. Trước phiên bản này, các carry thường sẽ là những người được nhặt rune, và sẽ nhận được 100 gold cho mỗi người.
https://twitter.com/wykrhm/status/964256104132694016?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E964256104132694016&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.vpesports.com%2Fdota2%2Ffrom-7-07-to-7-20-dota-2-patches-year-in-review
Khoảng cách giữa các tower ở midlane cũng giảm đi trong phiên bản 7.09. Đây có thể coi là nhát dao thứ hai vạch lên mình các support roamer sau khi bỏ XP của Bounty Rune ở phiên bản trước đó.
Nếu bạn đang cố nhớ xem Boots of Speed bắt đầu đội giá từ 400 lên 500 từ phiên bản nào, thì câu trả lời chính là 7.10. Điều này khiến những hero khởi đầu với Boots như Pudge phải tìm hướng đi khác cho mình.
7.10 cũng là phiên bản mà Dark Willow chính thức được đưa vào Captain Mode, trở thành con bài đáng sợ và đa dụng trong line-up của các đội.
Nhân viên của Ice Frog xứng đáng nhận giải Abel Toán học với công trình nghiên cứu mang tên: Dota 2 và những công thức loằng ngoằng. Nhìn chung, cơ chế tính gold đã được làm lại hoàn toàn. Đồng thời, Buyback penalty cũng bị xóa bỏ.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất của patch này chính là việc lượng gold buyback được thay đổi theo networth của hero đó thay vì thời gian của game đấu. Điều này khiến việc buyback dễ dàng hơn đối với các support, những người thường được xem là nghèo rớt mùng tơi.
Tiếp nối Dark Willow, Pangolier cũng chính thức được đưa vào Captain Mode. Tuy nhiên, con tê tê này không được thành công và ưa thích như người đồng nghiệp được đưa vào trước đó.
Đây cũng là phiên bản mà Ice Frog đã nhận ra sự thống trị của DP và Omniknight. Bộ đôi hero nổi tiếng nhất trong nửa đầu mùa giải bắt đầu dính các nerf. Kể từ đó, pickrate của chúng giảm đi trông thấy, không chỉ trong competitive mà còn trong các trận pub.
Sau khi nhận thấy những nỗ lực làm giảm tiết tấu của game đấu vẫn không đủ, Ice Frog đã tăng thêm HP cho các công trình. Đồng thời, gold bounty khi phá hủy chúng cũng bị giảm đi rõ rệt. Kể từ đó, đội hình deathball đã không còn khả dụng và được sử dụng nhiều như trước.
Thời gian hồi sinh ở mid game cũng giảm, đồng thời, thời gian tác dụng của Glyph cũng tăng từ 5 lên 6 giây. Nói chung, đây là nỗ lực của Ice Frog nhằm kéo dài thời gian của một game đấu, ngay trước thềm TI8 khởi tranh.
Bên cạnh đó, lợi ích từ các chỉ số Strength, Agility và Inteligence cũng được thay đổi. Cụ thể như sau:
Đây có lẽ là điểm đáng chú ý nhất của phiên bản này. Tuy nhiên, đó là chỉ đối với cộng đồng. Còn về phía các game thủ chuyên nghiệp, họ không mấy mặn mà lắm với hero này. Có chăng, đó chỉ là các game đấu mang tính giải trí, hoặc những game được thi đấu khi kết quả đã ngã ngũ.
Đây có thể coi là phiên bản nhận được nhiều chỉ trích nhất từ người chơi. Bounty Rune đang xuất hiện sau mỗi 2 phút, thì giờ con số đó là sau 5 phút. Valve và Ice Frog làm điều này không ngoài hai mục đích: khai tử support roamer kéo dài thời gian của game đấu. Và họ đã thành công.
Valve thông báo rằng, các phiên bản kể từ đây trở đi chỉ là các phiên bản nhằm cân bằng tướng. Và những thay đổi lớn trong phiên bản cân bằng đầu tiên trước khi TI8 khởi tranh này bao gồm:
Clinkz, Necrophos và Pudge tiếp tục nhận thêm các buff. Cùng với đó có thêm 3 hero khác là Enchantress, Earthshaker và Weaver. Night Stalker tiếp tục bị nerf. IO cũng dính những nerf nhẹ, nhưng chưa bao giờ hết hot nếu Tether còn đó.
https://twitter.com/LacosteDota/status/1011423791317159936?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1011423791317159936&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.vpesports.com%2Fdota2%2Ffrom-7-07-to-7-20-dota-2-patches-year-in-review
Phiên bản này có những chỉnh sửa dựa trên những lượt ban/pick tại The Summit 9, đồng thời kết thúc tham vọng đưa Pudge trở thành hot pick tại TI8. Các phiên bản từ 7.19a đến 7.19d đều được ra mắt sau TI8. Vì vậy, Mục tiêu của Valve là đưa Terrorblade, Morphling và PL trở lại đấu trường chuyên nghiệp. Trong khi đó, Spectre, Bloodseeker, Necrophos, Wraith King và Clink đều bị nerf khá mạnh tay.
Năm 2018 kết thúc với một phiên bản thay đổi trò chơi hoàn toàn, trên mọi phương diện. Từ map, cơ cấu XP, deny sẽ cho gold hay một lượng lớn các kỹ năng được làm lại, phiên bản 7.20 khiến mọi người trở lại thời tiền sử. Ngoài ra, GrimStroke cũng được thêm vào Captain Mode.
https://twitter.com/Foggeddota/status/1064679033022099456?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1064679033022099456&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.vpesports.com%2Fdota2%2Ffrom-7-07-to-7-20-dota-2-patches-year-in-review
Còn rất nhiều điều về phiên bản này vẫn chưa được khám phá, và cộng đồng đang cố gắng thích ứng với nó ngày qua ngày. Ấy vậy mà khi cộng đồng vẫn chưa quen với 7.20, thì các bản vá 7.20a đến 7.20e đã lần lượt được cập nhật.
Nhìn chung, năm 2018 là một năm khá sôi động đối với Dota 2. Dota 2 qua các phiên bản cập nhật được trình làng liên tục đã khiến những game thủ chuyên nghiệp phải liên tục học hỏi, thích nghi với những thay đổi của Valve và Ice Frog. Chắc chắn rằng trong năm 2019, sẽ có ít nhất từ 8 đến 10 phiên bản nữa được ra mắt. Và có lẽ vào thời điểm này của năm sau, chúng ta lại ngồi lại với nhau để bàn luận về phiên bản 7.35 của Dota 2 sẽ như thế nào?!