Để tưởng nhớ 34 năm ra đời của kính viễn vọng không gian huyền thoại Hubble của NASA, các nhà thiên văn học gần đây đã công bố hình ảnh chân thực về tinh vân Little Dumbbel (Messier 76 hay M76).
NASA chính thức bắt tay vào 'tóm sống" Quái vật hồ Loch Ness? |
NASA tìm thấy siêu Trái đất mới với nhiều thiên tai cực hiếm gặp |
Hàng loạt nghi vấn nổ ra khi NASA phát hiện dấu hiệu lạ trên sao Hỏa |
M76 nằm cách Trái Đất 3.400 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thiên Cầm. Tên gọi Little Dumbbel xuất phát từ hình dạng giống như quả bóng bay bị thắt lại thành hai phần, mở rộng từ một ngôi sao khổng lồ đỏ sắp chết. Ánh sáng cực tím từ ngôi sao siêu nóng làm cho chất khí phát sáng, màu đỏ từ nitơ và màu xanh từ oxy.
M76 được phân loại là tinh vân hành tinh - một vỏ khí rộng lớn đang mở rộng do áp suất từ ngôi sao trung tâm. Sau khi ngôi sao chết, nó trở thành sao lùn trắng siêu dày và nóng.
Tinh vân M76 bao gồm một vòng tròn ở trung tâm và hai phần ở hai đầu vòng. Trước khi ngôi sao chết, nó phóng ra vòng khí và bụi. Những gì bong ra tạo thành một đĩa bụi và khí dày dặc theo mặt phẳng quỹ đạo của ngôi sao bạn đồng hành. Ngôi sao bạn đồng hành không thấy trong hình ảnh của Hubble, có thể đã bị nuốt chửng bởi ngôi sao trung tâm sau đó.
Ngôi sao chính đang dần lụi tàn và trở thành sao lùn trắng. Nó là một trong những tàn dư sao nóng nhất, với nhiệt độ thiêu đốt 250.000 độ F, gấp 24 lần nhiệt độ bề mặt Mặt Trời. Sao lùn trắng nóng này có thể coi là một điểm nhỏ ở trung tâm tinh vân.
Hai phần khí nóng đang thoát ra từ đỉnh và đáy của vòng. Chúng bị đẩy đi bởi dòng vật chất từ ngôi sao sắp chết, tạo ra cơn bão xé toạc không gian với tốc độ hai triệu dặm một giờ. Vì hệ Mặt Trời đã tồn tại được 4,6 tỷ năm, toàn bộ tinh vân chỉ là một tia sáng. Nó sẽ biến mất sau khoảng 15.000 năm nữa.
Kể từ khi được phóng vào năm 1990, kính thiên văn Hubble đã thực hiện hơn 1,6 triệu quan sát về hơn 53.000 đối tượng thiên văn. Hiện tại, Kho Lưu trữ Mikulski tại Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian ở Baltimore, Maryland đã lưu trữ 184 terabyte dữ liệu đã qua xử lý từ Hubble, sẵn sàng cho các nhà thiên văn trên toàn cầu sử dụng để nghiên cứu và phân tích. Từ năm 1990, đã có 44.000 bài báo khoa học được công bố từ các quan sát của Hubble. Kính thiên văn này là một trong những nhiệm vụ khoa học vũ trụ có hiệu suất cao nhất trong lịch sử NASA.
Theo NASA, những gì mà Hubble đã mang lại hiện đang vượt xa gấp 6 lần so với dự kiến ban đầu. Đa số các phát hiện của Hubble không thể được dự đoán trước khi phóng, bao gồm các lỗ đen siêu lớn, bầu khí quyển của các hành tinh ngoại hành, hiệu ứng hấp dẫn của vật chất tối, và sự đa dạng trong quá trình hình thành hành tinh giữa các ngôi sao...