Cân bằng tướng luôn là bài toán đau đầu của Riot Games. Khi mà có đến 139 vị tướng, thì số tướng xuất hiện ở mỗi giải đấu chuyên nghiệp, đặc biệt tại CKTG chỉ chiếm chưa đầy một nửa. Trong số đó, có những tướng dường như chưa một lần được xuất hiện trên đấu trường LMHT chuyên nghiệp.
Nạn nhân đầu tiên phải kể đến là Quỷ kiếm Darkin. Ra mắt với sự kỳ vọng trở thành một hot pick ở khu vực đường trên hay đi rừng, nhưng tất cả những gì nhận lại chỉ là nỗi thất vọng. Kể từ CKTG 2013 đến nay, chúng ta chưa thấy Aatrox xuất hiện trong competitive một lần nào nữa. Bất chấp những đợt tăng giảm sức mạnh liên tục từ cha đẻ LMHT, Aatrox vẫn cứ bị game thủ ghẻ lạnh. Thậm chí kể cả khi meta “Đồ tể no nê” làm mưa làm gió, Aatrox vẫn không có chỗ đứng trong đấu trường chuyên nghiệp.
Nếu bạn đánh xếp hạng đơn mà gặp phải Heimerdinger, chắc chắn bạn sẽ muốn đập chuột. Sự khó chịu trong giai đoạn đi đường và ở khâu push trụ là không phải bàn cãi. Tuy vậy, số lần vị giáo sự lỗi lạc này xuất hiện ở các trận đấu chuyên nghiệp là rất ít. Nguyên nhân chính là do sự kém cơ động của Heimerdinger.
Trong một trận đấu LMHT, địa điểm nổ ra giao tranh liên tục thay đổi. Do vậy, Nhà Phát Minh Lỗi Lạc gặp vấn đề trong việc bố trí “trận địa” ụ súng của mình. Mặc dù sở hữu kỹ năng stun diện rộng khi dùng kết hợp với chiêu cuối, nhưng những đóng góp cho combat của vị tướng này là không đáng kể. Đấy là chưa nói đến metagame hiện nay là của các tanker trâu bò. Heimerdinger cần phải có thời gian khá dài để có đủ lượng trang bị cần thiết, nếu không muốn gãi ngứa cho tanker đối phương.
Cùng xuất thân từ vùng đất Demacia, nhưng vị Tể tướng này lại có số phận hẩm hiu hơn so với Jarvan IV – Biểu tượng của Demacia. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà Xin Zhao không hề có khả năng rút lui trong giao tranh. “Lý Thông” cứ lao vào là gần như xác định sẽ lên bảng đếm số. Mà với meta bảo kê xạ thủ và pháp sư đến tận răng như hiện nay, Xin Zhao có thể sẽ không gây ra được sức ảnh hưởng đáng kể nào trong combat. Đấy là chưa kể yêu cầu về trang bị, điều khá khó đạt được sớm với một tướng đi rừng.
Thật may Riot đã nhận ra điều này và có những chỉnh sử đối với “thánh thông” ở phiên bản mới. Tuy vậy, khả năng các game thủ chuyên nghiệp sử dụng vị Tể tướng này còn phải xem xét. An ủi phần nào cho Xin Zhao khi anh tương đối được sủng ái ở những trận xếp hạng đơn, đặc biệt là ở rank thấp.
Vị tướng tiếp theo chúng tôi muốn nói đến là Yorick – Kẻ Đào Mộ. Bất chấp những đợt chỉnh sửa bộ skill, tăng giảm sức mạnh gần đây của Riot, Yorick vẫn cứ bị hắt hủi. Vị tướng này có quá nhiều nhược điểm để trở thành một pick an toàn khi thi đấu chuyên nghiệp. Chậm chạp, lù đù, cần nhiều trang bị, dễ bị gank,… đó là những gì ta thấy ở Yorick. Ngoài ra, với những đấu sĩ có lối chơi khá cục súc như Gnar, Camille hay Kled, khả năng tay đôi của Yorick là cực kỳ hạn chế. Tuy chiêu cuối của Yorick cho đôi chút lợi thế sau đó, nhưng điều này không thể so sánh với chiêu cuối của Zilean.
Có lẽ rất lâu rồi chúng ta không bắt gặp cô nàng này xuất hiện trong competitve. Khả năng tiếp cận mục tiêu, gây dame lớn hoặc dùng skill disable để khóa mục tiêu… VI đều có. Vi cũng không có nhiều nhược điểm như những vị tướng khác. Vậy tại sao Cảnh Binh Piltover lại không được ưa chuộng?
Nguyên nhân đến từ meta bảo kê các carry chủ lực của đội, đồng thời có dàn chắn với rất nhiều disable. Kỹ năng của VI yêu cầu phải có đồng đội tiếp cận và bồi sát thương ngay lập tức. Nhưng đối với metagame hiện nay, điều đó là không khả thi. Tuy vậy, cũng như Xin Zhao, VI khá được yêu thích ở các trận đấu xếp hạng đơn.
Bên cạnh những vị tướng kể trên, có thể điểm qua hàng loạt những cái tên khác như Katarina, Shyvana, Garen, FiddleStick, Kathus, Volibear, Warwick… Những vị tướng trên vì lý do này khác, đều bị out-meta và trở thành “hàng thải”. Điều này càng đặt ra cho Riot những yêu cầu về quá trình cân bằng tướng và trang bị, để không còn cảnh “người được sủng ái, kẻ vào lãnh cung”.