Phụ Lục
Thị trường NFT đã trải qua một năm tăng trưởng điên rồ, rất nhiều bức tranh màu hồng được vẽ ra, nhiều dự án hứa hẹn sẽ tạo một thứ gì đó tuyệt vời và thú vị cho không gian Web3. Và đến thời điểm hiện tại, khi cơn sốt đã qua đi, khối lượng giao dịch giảm sút rất lớn, nhiều bộ sưu tập gần như rơi về con số 0 thì cũng là lúc chúng ta bắt đầu nghi ngờ về giá trị và những tiềm năng mà người ta đã gán cho NFT. Vậy NFT có thực sự có giá trị hay chỉ là một phiên bản số hóa của lan đột biến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Chắc rằng sẽ không ít người tỏ ra khó hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi tại sao một tấm hình JPEG được lưu trữ trên blockchain không hơn, không kém lại có giá trị đến vậy. Thậm chí cả những người chơi crypto, vốn dĩ là một thị trường điên rồ, cũng không hiểu nổi về giá trị của NFT và cho rằng nó điên rồ.
Để một thứ gì đó trở nên có giá trị thì phải đáp ứng 3 tiêu chí:
Có giới hạn và có độ bền cao là những tiêu chí có sẵn trong nội tại của NFT rồi: nguồn cung giới hạn và được lưu trữ trên blockchain. Vì vậy, thứ quan trọng nhất làm cho NFT có giá trị đó chính là sự thừa nhận của người chơi.
Sẽ có rất nhiều lý do để người ta chấp nhận một thứ và coi nó là có giá trị. Nó có thể đến từ tài sản đảm bảo, lợi nhuận mà thứ đó tạo ra nhưng nó cũng có thể đến từ vẻ đẹp, nghệ thuật, văn hóa mà nó đại diện.
0xPrismatic, một researcher chuyên về NFT của Delphi Digital đã đưa ra các tiêu chí để chúng ta có thể sử dụng khi suy nghĩ về giá trị của NFT. Mô hình này sẽ không giúp chúng ta định giá chính xác giá trị của một NFT nhưng nó sẽ hữu dụng trong việc tìm ra đâu là những yếu tố tạo ra giá trị của một bộ sưu tập NFT.
Về tổng quan sẽ có 5 tiêu chí từ hữu hình đến ít hữu hình nhất ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của NFT:
Tài sản là khía cạnh mà chúng ta dễ nhận diện giá trị của nó nhất vì nó hữu hình. Khía cạnh này đề cập đến tài sản kỹ thuật số hoặc trong thế giới thực mà chủ sở hữu NFT được hưởng bên cạnh NFT. Đó có thể là bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ hay một quỹ tiền ETH hoặc thậm chí là một quỹ các NFT.
Một ví dụ cụ thể hơn là trường hợp của Nouns – một bộ sưu tập NFT đang sở hữu một lượng quỹ gần 30.000 ETH và quỹ này hoạt động thông qua biểu quyết từ những chủ sở hữu NFT Nouns. Kết quả là, vốn hóa của bộ sưu tập Nouns có giá trị xấp xỉ với số tiền mà quỹ đang sở hữu.
Tính năng là khía cạnh mà NFT cung cấp cho người nắm giữ các quyền truy cập vào sản phẩm, sự kiện hay bất kỳ thứ gì mang tính chất giới hạn. Phần lớn các dự án GameFi hiện tại yêu cầu chúng ta phải sở hữu NFT thì mới có thể tham gia chơi game, đó chính là một kiểu tính năng của NFT. Ngoài ra có thể kể đến là các NFT tool như premint, traitsniper,… cung cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ việc giao dịch NFT.
3 yếu tố cộng đồng, thẩm mỹ và văn hóa là những tiêu chí ít hữu hình, không đo đếm được nên người chơi thường khó nắm bắt, khó hiểu được giá trị của nó. Các phân mảng NFT phổ biến như Profile Picture, Collectibles, Art hầu như giá trị sẽ dựa trên 3 tiêu chí này. Cũng chính vì điều này mà không ít người cho rằng NFT giống như lan đột biến.
Cộng đồng là một khía cạnh vừa mang tính hữu hình và vô hình. Khi nhìn vào cộng đồng thì sẽ quan tâm 2 yếu tố chính là số lượng và chất lượng của cộng đồng đó. Nếu một dự án sở hữu lượng cộng đồng lớn sẽ phản ánh được mức độ phổ biến, khả năng tiếp cận của dự án đến với người chơi NFT. Yếu tố thứ 2 sẽ là về chất lượng của cộng đồng: họ là những ai, có phải cá mập không, có phải là người diamond hand, họ có tin vào tầm nhìn, ủng hộ dự án hay không? Một bộ sưu tập mặc dù chưa có sản phẩm nhưng nếu sở hữu một cộng đồng lớn gồm các nhà đầu tư nhiều tiền và tin tưởng vào tầm nhìn thì bộ sưu tập đó chắc chắn sẽ có giá trị không hề nhỏ.
Tính thẩm mỹ cũng sẽ đóng góp không hề nhỏ cho giá trị của một bộ sưu tập NFT. Nếu quần áo đẹp sẽ có giá trị hơn vì nhiều người sẵn sàng chi trả cho nó thì NFT cũng như vậy.
Văn hóa là phần khó nhất để định giá. Văn hóa là các nhận thức, kinh nghiệm và niềm tin được lan truyền trong một xã hội. Giá trị của văn hóa có thể đến từ giá trị thương hiệu, giá trị lịch sử và nhu cầu thể hiện.
Chúng ta có thể nhìn vào ví dụ của Nike Air Jordan để hiểu được giá trị văn hóa. Cách đây gần 40 năm, Nike đã hợp tác với Michael Jordan để phát hành một dòng giày bóng rổ có tên là Air Jordan. Nike là một thương hiệu giày có thể coi là nổi tiếng nhất thế giới và Michael Jordan là một huyền thoại bóng rổ người Mỹ, là thần tượng của rất nhiều người. Chính vì vậy, dòng giày này đã đón nhận được sự thành công rất lớn. Giá của những đôi giày Air Jordan cao hơn dòng giày bóng rổ thông thường của Nike rất nhiều. Thậm chí người mua còn phải xếp hàng nhiều giờ liền để có thể sở hữu một đôi Air Jordan. Giá trị của Air Jordan đến từ giá trị thương hiệu của Nike cũng như Michael Jordan, bên cạnh đó là giá trị lịch sử vì dòng Air Jordan đã theo chân của Michael Jordan xuyên suốt sự nghiệp vĩ đại của ông. Air Jordan cũng xuất hiện nhiều trong văn hóa hiphop, việc “trên chân” một đôi Air Jordan có thể được coi là có tinh thần hiphop, giàu có và biết cách chơi và điều này đã khiến cho Air Jordan là một công cụ để “flexing” (khoe khoang).
Tại sao người ta sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để mua Air Jordan? Đơn giản vì nó là Air Jordan.
Trường hợp của Air Jordan hay các luxury brand như LV, Gucci cũng tương tự như NFT.
Người ta mua CryptoPunks vì nó là CryptoPunks. Người ta mua Bored Ape Yacht Club (BAYC) vì nó là “Supreme” của làng NFT.
Các bộ sưu tập NFT này đã tạo dựng được một thương hiệu giá trị, chứa đựng giá trị lịch sử và thỏa mãn được nhu cầu flexing của người sở hữu trên thế giới ảo.
NFT là một dữ liệu được lưu trữ trên blockchain và có thể trở thành bất kỳ thứ gì. Ưu điểm của NFT là giúp token hóa các tài sản trong đời thực, đưa nó lên blockchain để việc giao dịch, chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá trị của NFT không chỉ dừng lại ở đó, một bull case rất lớn dành cho NFT là token hóa một loại hình tài sản mà thế giới thực chưa làm được đó là cho phép khả năng tài chính hóa văn hóa.
Bored Ape Yacht Club được coi như là một đại diện web3 cho văn hóa đường phố và được so sánh giống như Supreme – một thương hiệu văn hóa đường phố trị giá tỷ đô. Khi thương hiệu của BAYC trở nên nổi tiếng hơn và giá trị thương hiệu được gia tăng thì sẽ tác động trực tiếp đến giá trị của NFT.
Không phủ nhận thị trường NFT đang được vận hành bởi sự FOMO, nhiều bộ sưu tập NFT được định giá rất cao nhưng thực tế không sở hữu nội tại tương ứng với giá trị ấy. Tuy nhiên, đằng sau đó, NFT vẫn chứa đựng những giá trị nhất định mà phần lớn chúng ta vẫn chưa nhận biết được.
Đối với một xu hướng công nghệ mới, chúng ta sẽ hoài nghi về tính ứng dụng thực tiễn của nó, điều đó là hiển nhiên. Và cũng như bao công nghệ khác, NFT đang trong quá trình đi tìm kiếm chỗ đứng riêng của chính mình, đó sẽ là một chặng hành trình dài và thật tuyệt vời khi chúng ta được chứng kiến và tham gia vào chặng hành trình đó.
Đừng quên theo dõi Mọt Game để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về các game hot nhé!