Phụ Lục
Trong thời gian gần đây, không ít game thủ hướng sự chú ý của mình đến GameFi, một cụm từ chứa chữ "game" đang rất hot trên internet. Vậy thì GameFi là cái gì, nó có chơi được không?
Để biết về GameFi, trước tiên chúng ta cần biết về một khái niệm khác là DeFi. DeFi là viết tắt của “decentralized finance” hay “tài chính phi tập trung”, một công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính. Nó hoạt động dựa trên các sổ cái phân tán an toàn tương tự như các sổ cái được sử dụng bởi tiền điện tử. Hệ thống này loại bỏ sự kiểm soát của các ngân hàng và tổ chức đối với tiền, sản phẩm tài chính và dịch vụ tài chính.
Một số điểm thu hút chính của DeFi đối với nhiều người tiêu dùng là:
Hai trong số các mục tiêu của DeFi là giảm thời gian giao dịch và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Trong khi giành quyền kiểm soát từ các bên thứ ba, DeFi lại không cung cấp tính năng ẩn danh. Các giao dịch của bạn có thể không mang tên của bạn, nhưng chúng có thể theo dõi được bởi các thực thể có quyền truy cập. Các tổ chức này có thể là chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức khác tồn tại để bảo vệ lợi ích tài chính của mọi người.
Giờ thì chúng ta quay trở lại với câu hỏi GameFi là gì. Rất dễ đoán đúng không? Nó là sự kết hợp giữa Game và DeFi. Khác với những game truyền thống, hoạt động theo mô hình người chơi mua các gói hàng, nhân vật, vũ khí, skin,… từ phía nhà phát hành để đạt được lợi thế so với những người chơi khác, GameFi giới thiệu mô hình “Play to Earn” trong đó game thủ có thể bán đồ của mình cho người khác một cách trực tiếp.
Điều này đã cho phép các game thủ kiếm được thu nhập toàn thời gian bằng cách cày cuốc trong game. Dĩ nhiên nó vẫn chịu sự khống chế của nhà phát triển / phát hành, nhưng ít ra thì game thủ có được sự tự do cao hơn khi có thể đổi tài sản ảo của mình thành tài sản thật mà không cần phải trải qua quá nhiều bước khi khi bạn bán acc, bán vàng, bán gear trong game truyền thống.
Theo một số nguồn tin thì thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Andre Cronje, nhà sáng lập của Yearn vào tháng 9/2020 trong một mẩu Tweet. Kể từ đó, từ mới “GameFi” được sử dụng ngày càng thường xuyên khi nói về các trò chơi có các yếu tố tài chính phi tập trung nhờ sử dụng công nghệ blockchain.
Các tựa GameFi đầu tiên sử dụng Bitcoin blockchain, nhưng chi phí giao dịch cao và tốc độ thanh khoản thấp của đồng tiền này đã thúc đẩy việc áp dụng một blockchain khác hỗ trợ smart contract là Ethereum. Từ đó đến nay, các nhà phát triển game đã sử dụng Ethereum một cách rộng rãi. Tuy nhiên đồng tiền ảo này cũng không phải là hoàn hảo, bởi nó có vấn đề về hiệu suất do không gian block hạn chế. Lỗ hổng này đã gây ra một vấn đề lớn khi tựa game CryptoKitties trở nên nổi tiếng và thu hút lượng giao dịch khổng lồ, làm tắc nghẽn mạng Ethereum vào 2017, khiến chi phí của Ethereum tăng vọt.
Sau thời điểm này, CryptoKitties đã chuyển sang tiêu chuẩn ERC-721 mới được tạo ra để đại diện cho tài sản trong game ở dạng nonfungible token (NFT). Kể từ đó, thuật ngữ game NFT được sử dụng ngày một phổ biến hơn và các blockchain được tối ưu hóa cho hiệu suất đã được nhiều tổ chức khác nhau tung ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của GameFi.
Sau khi biết được GameFi là gì, việc xác định một dự án GameFi thực sự rất dễ dàng. Dù khác nhau đến mức nào đi nữa, chúng thường có một số điểm chung:
GameFi có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu phân biệt dựa trên cơ chế mà người chơi có thể tạo ra doanh thu trong quá trình chơi, chi phí họ phải bỏ ra để chơi,... Các blockchain game phổ biến nhất hiện nay sử dụng kết hợp các tính năng sau:
Như vậy, bạn đã biết GameFi là gì rồi đấy. Ngay từ bây giờ, nếu bạn đang chơi một tựa game NFT chơi để kiếm tiền nào đó thì bạn đã đứng trong lĩnh vực GameFi.