Là một trong những hạng mục được quan tâm và quan trọng nhất của Game Awards 2020, năm nay có sự chênh lệch lớn trong danh sách đề cử, vì Final Fantasy VII Remake và Persona 5 Royal quá vượt trội so với phần còn lại.
Thể loại game mobile của Game Awards 2020 được quan tâm không kém các hạng mục khác, khi có rất nhiều cái tên đình đám xuất hiện.
- Final Fantasy VII Remake – Square Enix
- Genshin Impact – miHoYo
- Persona 5 Royal – Atlus/Sega
- Wasteland 3 - inXile Entertainment/Deep Silver
- Yakuza: Like a Dragon – Ryu Ga Gotoku Studio/Sega
Nhiều người cho rằng Final Fantasy VII Remake sẽ thắng chắc trong Game Award 2020, phần vì đây là tựa game quá nổi tiếng, phần vì những gì mà nó được khen ngợi với một bản Remake vô cùng thành công. Nhưng cá nhân tôi không cho rằng Final Fantasy VII Remake xứng đáng chiến thắng, thậm chí sự có mặt của nó trong danh sách này cũng có phần hơi bị lệch lạc. Các game remake luôn có một lợi thế lớn với lượng fan có sẵn của mình, chưa kể Final Fantasy VII Remake thì đúng là miễn bàn.
Vả lại Final Fantasy VII Remake bản đầu tiên chỉ mới là một phần rất nhỏ trong toàn bộ game – tức là nó không thể tính là game hoàn chỉnh 100% được, nội dung của Final Fantasy VII Remake cũng không có gì đặc biệt so với bản gốc (cốt truyện). Gameplay có thay đổi nhưng thực tế điều này đã diễn ra với seri Final Fantasy vài năm nay rồi, nếu Game Award đề cao tính sáng tạo và đổi mới thì Final Fantasy VII Remake không nên đoạt giải.
Thú thực tôi hơi bất ngờ khi thấy Genshin Impact xuất hiện, vì cơ bản cái game này không thể tính là nhập vai thuần túy được khi yếu tố gacha của nó nặng quá. Nói một cách thẳng thắn thì nội dung của Genshin Impact không tệ, với cốt truyện tương đối tốt cùng dàn nhân vật đa dạng, nhưng để so sánh cùng những game khác thì hoàn toàn không đủ tuổi. Dàn nhân vật và cốt truyện của Genshin Impact còn chưa đủ sâu, với lại tôi không thích một game mà cập nhật liên tục như vậy.
Kể cả xét theo lối chơi của Genshin Impact thì nó cũng có quá nhiều yếu tố online (cày cuốc, tính ngọc hàng ngày), làm hạn chế khả năng người chơi. Thường thì mục game nhập vai này luôn giành cho game offline, nên một game có dính dáng tới online nhiều như Genshin Impact chắc chắn không phải là sự lựa chọn tốt. Tôi không nghĩ có khả năng nào Genshin Impact đoạt giải cả, chưa kể fan cũng không thích điều này đâu.
Đối thủ nặng kí nhất với FF7 Remake cho danh hiệu game nhập vai hay nhất năm, cần nói là vào năm 2017 thì Persona 5 cũng từng chiến thắng Game Award lúc đó, cho nên bản Royal này chắc chắn là không thể xem thường được. Persona 5 Royal là game nhập vai thuần túy kiểu JRPG, nó thực tế chỉ là bản nâng cấp của Persona 5 với một vài nhân vật mới, chứ tổng quan lối chơi không có nhiều sự thay đổi.
Điều này có lẽ sẽ làm ảnh hưởng tới đánh giá của ban giám khảo, vì thú thực tôi không có cảm tình với mấy game dạng “vắt sữa” này, khi nó có vẻ là hơi bị nghèo nàn về nội dung khi chỉ thêm thắt một chút so với bản gốc rồi đem bán. Nhưng nếu được lựa chọn thì Persona 5 ít ra cũng đem tới các trải nghiệm tương đối, vả lại cũng chẳng có điểm gì để chê nó cả.
Nếu được xếp thì tôi sẽ cho Wasteland 3 vào mục chiến thuật hơn là nhập vai, nhưng có lẽ cái phong cách cốt truyện khá giống với Fallout đời đầu là đặc trưng của Wasteland. Cái game này cơ bản khá là kén người chơi, vì nó nhồi nhét quá nhiều thứ từ thể loại chiến thuật theo lượt khó khủng bố, cách xây dựng nhân vật đa dạng cùng cốt truyện dài dằng dặc.
Nhưng Wasteland 3 không phải là game dành cho mọi người, số lượng fan của nó cũng ít hơn đáng kể so với những ứng viên trong danh sách. Tôi vẫn cho rằng Wasteland 3 là một game hay thậm chí là có khả năng là game hay nhất năm (nếu ở một hạng mục khác), nhưng khi mà bạn cùng nhánh với mấy thể loại quái vật như FF7 Remake và Persona 5, thì cơ hội đoạt giải có vẻ hơi khó.
Phát hành đa nền và xuất hiện sớm ở thị trường phương Tây là lợi thế của Yakuza: Like a Dragon, seri Yakuza luôn luôn là thứ gây bất ngờ với game thủ và bản này cũng không ngoại lệ. Cái chất “bựa” trong cốt truyện và dàn nhân vật độc đáo là thứ khiến cho Yakuza: Like a Dragon nổi bật, khác với nhiều game phong cách Nhật Bản khác thì game thủ quốc tế rất thích thú với phiên bản này.
Yakuza: Like a Dragon cũng đáp ứng được tiêu chí thay đổi khi nó cho thêm nhiều yếu tố cải tiến, đặc biệt là gameplay có thêm mục chiến đấu theo lượt. Nhưng một lần nữa vẫn phải nói Yakuza: Like a Dragon thiếu đi khí chất để tranh giải đó là tầm ảnh hưởng và thực sự đột phá, cho nên tôi không nghĩ nó có thể làm nên điều gì bất ngờ.