Phụ Lục
Trở lại tháng 05/2020, giải đấu The International (TI) của Dota 2 đã bị dời lại vì tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19 tuy nhiên điều đó vẫn không ảnh hưởng chút nào đến quy mô của giải đấu. Như thường lệ, người chơi có thể cày cuốc trong game để nhận về một số trang phục Arcana mới nhưng điều đáng nói là Battle Pass của T10 đã tự phá kỷ lục của chính nó khi vượt qua con số 36.363.103 USD (hơn 800 tỷ VNĐ).
Có thể nói tiềm lực tài chính của cộng đồng game thủ Dota 2 vô cùng hùng mạnh bởi tổng giải thưởng của giải đấu TI đã tăng trưởng đều đặn tính từ năm 2013. Valve chỉ đóng góp 1.6 triệu USD kể từ năm 2014 nhưng khoản tiền thu được từ Battle Pass đã tăng vọt từ 1.2 triệu USD năm 2013 lên đến 17 triệu vào năm 2015. Tính đến lần The International gần nhất được tổ chức, đội vô địch thế giới đã bỏ túi số tiền thưởng ngót nghét 15 triệu USD.
Giàu sang phú quý là thế nhưng trong mắt nhiều fan hâm mộ, có lẽ những ngày thú vị nhất vẫn là thời gian Defense of the Ancients ra mắt một cách tình cờ vào năm 2003.
Trước khi có sự hoành tráng chói lọi của Dota 2, như một lẽ tất yếu người ta phải có DotA trước cái đã và ở thời điểm ban đầu vốn dĩ DotA hay Defense of the Ancients chỉ là một custom map của Warcraft được tạo bởi Kyle “Eul” Sommer vào 2003. Tuy nhiên sau khi bản mở rộng Warcraft 3: The Frozen Throne ra mắt năm 2004, Eul không còn phát triển bản đồ này nữa. Một số cá nhân khác như Meian hay Ragn0r đã cố gắng duy trì DotA bằng nhiều custom map khác nhau nhưng không quá thành công cho đến khi DotA: Allstars của Steve “Guinsoo” Feak xuất hiện. Được một thời gian thì Guinsoo cũng bỏ cuộc chơi và toàn bộ được giao lại cho cho Abdul “IceFrog” Ismail vào năm 2005.
Với các dân chơi DotA thì có lẽ nhiều nguyên nhân nhưng ở khu của tôi chắc bị đám bạn DDay hay TD nó lôi kéo qua thì nhiều. Lý do là bởi 2 bản đồ kia cũng là một dạng custom map khác của Warcraft cho nên sẽ không quá xa lạ khi bị rủ rê sang thế giới mới của DotA. Một số dân chơi lúc đầu còn hơi e ngại lẫn phân vân không biết có nên nghiên cứu bộ môn mới thay cho các game quen thuộc không nhưng chẳng bao lâu sau đó thì cảnh kẻ rủ rê đã nghỉ game trong khi nạn nhân vẫn cẩn thận ngồi xem và học thuộc guide (hướng dẫn pick tướng, lên đồ, cách farm tiền v.v...) là không hiếm.
Thực tế guide chỉ giúp bạn đỡ n.g.u khi lên đồ, phần còn lại vẫn phải trông chờ rất nhiều vào kỹ năng điều khiển micro của bản thân. Như bản thân tôi vốn là một kẻ thuộc nhóm “tay tàn”, ý chỉ những đứa tay chân chậm chạp, lóng ngóng trong các pha xử lý tay đôi, lúc nào ra đòn lúc nào last hit không thuần thục. Thế là theo bí kíp hướng dẫn trong guide dành cho người mới, tôi chọn Zeus làm tướng khởi đầu cho chặng đường chinh phục DotA. Nhìn chung kết quả không phải tệ mà là vô cùng tồi tệ khi con Zeus trong tay người ta nếu không xanh đầu game thì ít nhất cũng ở cái tầm ổn định bao nhiêu thì The Lord of Olympia trong tay newbie như thằng tôi lại “tàn phế” bấy nhiêu.
Không có nhiều điều để bàn cãi về sức mạnh tuyệt vời của Zeus. Khi nó có rơi vào tay một người mới tập chơi (nhưng không quá phế như tôi) thì với bộ skill đơn giản mạnh mẽ vẫn có thể phát huy được uy lực của mình. Đặc biệt thời gian cooldown khá thấp đảm bảo việc có thể quăng chiêu thoải mái chỉ cần mang theo Bottle và biết cách sử dụng nó. Điểm quan trọng là đừng quá tự tin và đi một mình khi nắm giữ Zeus mà thay vào đó hãy hoạt động theo đội. Chính vì vậy dù dễ chơi dễ trúng thưởng nhưng để sử dụng Zeus một cách hiệu quả nhất bạn cũng phải luyện tập và chú ý các diễn biến trong trận đấu. Đó là lý thuyết trong Guide nhưng khi thực hành tôi đã làm sai hết mọi thứ.
Không để ý báo miss mid (kẻ địch rời khỏi đường giữa để đi gank các lane còn lại), last hit kém, không tranh farm với đối đối phương được… giờ đây chỉ là những thứ nhỏ nhặt. Zeus với sự điều khiển ngucy của tôi thường xuyên không nhớ check rune hay tính sai thời điểm tung Thundergod’s Wrath thành ra giành mạng của carry là chuyện như cơm bữa. kết quả thì quá đẹp đến nỗi không dám nhìn khi K/D/A lúc nào cũng khiến đám bạn gào thét đòi đem tôi đi hủy diệt nhân đạo.
Nếu cần dùng một cụm từ để miêu tả về ngày ấy thì ràng “ngáo nhưng vui đáo để” có lẽ là phù hợp nhất. Mà đúng là cái game này rõ ràng có “độc”, chơi đã vui những khi chờ máy xem người khác đánh rồi bình loạn cũng vui không kém. Tuy nhiên cái vụ ngồi sau lưng người ta chơi rồi ý kiến có vẻ hơi đoản hậu, đặc biệt là khi vận động viên quá gà còn bình luận viên quá pro thì thường sẽ kết thúc không êm đẹp cho lắm khi đôi bên có lời qua tiếng lại rồi gạ kèo solo. Đến khi hăng có còn rủ anh chủ tiệm vào phân xử hoặc chơi cùng cho vui.
Ở cái thời ăn chưa no lo chưa tới nhưng cứ nghĩ bản thân đã rất trưởng thành ấy, DotA là nguồn giải trí bất tận cũng như là đề tài cho nhiều câu chuyện nơi hàng nước, căng tin hay quán ăn lề đường nào mà lũ con trai mê game hay tụ tập. Nó như một sợi dây vững chắc kết nối mọi người lại với nhau dù tính cách của đối phương có nhiều khác biệt. Tôi còn nhớ thần tượng của nhiều cậu choai choai lúc đó là KS.Kuroky, một trong những nông dân thần thánh khi DotA đang ở vào thời điểm thịnh hành nhất. Kỷ lục khiến nhiều người hoài nghi không biết thanh niên này có phải con người hay quái vật ngoài hành tinh đội lốt nhân loại chính là việc cầm Sven và được đồng đội hỗ trợ để farm được 2 Battle Fury, giày gỗ và Black King Bar chỉ trong vỏn vẹn 32 phút đồng hồ.
Hay những ai hâm mộ Shadow Fiend, cái tên YaphetS chắc hẳn không hề xa lạ. Với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, tâm lý thi đấu vững vàng, cái tên YaphetS dần dần nổi lên từ public rồi sau đó lan rộng ra toàn thế giới với đỉnh cao là chức vô địch WDC của DotA. Khi ai đó tạo ra con quỷ bóng tối Shadow Fiend, có lẽ họ chưa từng nghĩ trong tay YaphetS nó sẽ gieo rắc ám ảnh vô tận trong thế giới DotA nhiều năm sau đó. Tất cả những đấu thủ nổi tiếng nhất làng DotA như Dendi, ArtStyle, 820, ZSMJ… đều từng bị con hàng này dùng Shadow Fiend khủng bố trong các trận so tài. Thậm chí nickname YaphetS sau đó được IceFrog dùng để đặt tên cho Shadow Fiend là đủ hiểu tay chơi này điều khiển Nevermore lợi hại đến mức nào.
Đó là người ta chơi thôi, chứ còn tôi và đám bạn thì vẫn còn gà lắm nhưng được cái vui. Giờ thì DotA đã thoái trào dù vẫn có lượng người chơi đông đảo ở những cổng game nổi tiếng như GPLAY của GTV chẳng hạn. Đó là điều tất yếu vì không có vương triều nào là tồn tại mãi mãi, cũng không có trò chơi nào là mãi mãi ở trên đỉnh cao. World of Warcraft lúc cao điểm có hơn 10 triệu thuê bao thì giờ cũng chỉ còn hơn 4.5 triệu là minh chứng rõ nhất cho câu nói tre già măng mọc. Có điều với những đóng góp của mình DotA chính là tựa game đã viết nên lịch sử của eSports hiện đại. Cho dù game có thế nào đi nữa thì đối với tôi đó cũng là những vô cùng điều đáng nhớ về năm tháng đã qua.
Còn bạn thì sao, bạn vẫn còn chơi DotA chứ? Nghe nói GPLAY có tính năng mới rất thú vị cùng với cộng đồng game thủ ngày đêm find match ở trên đó, sao không thử xem có tìm lại được người bạn năm nào cùng đi net với mình hay không?
Trang chủ: https://bit.ly/GPlay-AoERanking
Fanpage: https://www.facebook.com/gametvplus