Phụ Lục
Vậy là sau rất nhiều chờ đợi, quảng cáo và nhá hàng… cuối cùng thì Valorant – tựa game bắn súng đầu tiên của Riot Games cũng chính thức ra mắt (ở chỗ mà game thủ Việt Nam có thể chơi). Nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng và kể cả không phải fan của thể loại FPS thì cũng tò mò thử. Tuy vậy, mặc dù Valorant có những điểm sáng đáng giá nhưng nó còn một chặng đường rất dài để đẩy ngã Overwatch chứ đừng nói soán ngôi CS:GO.
Điều dễ thấy nhất của Valorant đó là nó giống như đứa con lai của Overwatch và CS:GO, nói chính xác là game sẽ lấy hệ thống súng, bản đồ và mua sắm của CS:GO rồi tới kỹ năng hero Overwatch, sau đó kết hợp lại với nhau thành cái mà bạn thấy. Cụ thể hiện tại thì Valorant cũng có 2 bên tấn công và phòng thủ tương tự cảnh – cướp của CS:GO, trong đó bên tấn công sẽ tìm cách để cắm một thiết bị gọi là spike (hay gọi là bom cũng được), sau khoảng thời gian nhất định bom nổ thì bên tấn công sẽ thắng và ngược lại. Khi ở bên phòng thủ thì kể cả là bạn có tiêu diệt toàn bộ kẻ địch mà không gỡ được bom, thì round đấu đó vẫn sẽ thua.
Có nhiều người hẳn sẽ thắc mắc về cơ chế kỹ năng và mua đồ của Valorant, thực ra nó rất là đơn giản thôi. Cũng giống như Overwatch, Valorant có các nhân vật gọi là Agents, mỗi Agents như vậy sẽ có các kỹ năng đặc biệt và một chiêu cuối. Thí dụ như Jett là sát thủ, Sage là hỗ trợ hay Breach thiên về kiểm soát chiến trường. Nhưng không như Overwatch, bạn phải mua kỹ năng cho các Agents (trừ chiêu cuối), nó giống như việc chúng ta mua lựu đạn trong CS:GO vậy, tương tự thì súng cũng phải mua chứ không phải miễn phí nhé.
Tới đây thì chắc mọi người cũng nắm được cơ bản cách chơi của Valorant rồi, đơn giản nó là CS:GO với các hero của Overwatch mà thôi. Các loại súng trong Valorant cũng rất cơ bản khi nó hiện tại chia ra làm 5 loại là: súng lục, shotgun, súng trường, súng ngắm và súng hạng nặng. Mỗi loại súng sẽ có chỉ số tầm bắn, sát thương, tốc độ bắn đạn theo giây và độ giật… nếu là một người đã từng chơi CS:GO thì bạn sẽ thấy nó gần như y chang nhau, đặc biệt là hình dáng và độ giật của súng.
Các kỹ năng trong Valorant là mua nên chúng có số lượng dùng nhất định chứ không phải bất tử, thực tế thì kể cả những kỹ năng có thời hồi cũng chỉ dùng được 1 tới 2 lần là nhiều vì ván đấu kết thúc rất nhanh. Cũng giống như Overwatch thì chiêu cuối của bạn sẽ từ từ lên khi bắn trúng kẻ địch hoặc nhặt các cục ngọc buff rải rác trong quá trình chơi, chúng khá đa dạng từ hồi sinh, ném bom, phóng phi tiêu hay tàng hình…
Bản đồ của Valorant làm theo phong cách của CS:GO với các choke point và hành lang kéo xuyên suốt nhau, nhưng có một điểm là nó khá nhỏ, thành ra người chơi rất dễ chạm mặt nhau ngay từ đầu. Điều này dẫn tới việc là một ván đấu diễn ra cực nhanh, có khi chưa tới 3 phút là đã có một bên bị tiêu diệt sạch sẽ rồi. Valorant thậm chí còn có chế độ đấu nhanh khi bạn chỉ cần thắng 4 ván (bình thường là 13) là xong, cho nên nó cực kỳ thích hợp để giải trí nhanh gọn. Tuy vậy nó cũng chỉ đến mức là “giải trí nhanh gọn” thôi, chứ so sánh cùng Overwatch hay CS:GO thì vẫn còn kém một khoảng rất dài.
Đầu tiên là súng, súng trong bắn không đằm như CS:GO và ít độ giật hơn >> dễ aim hơn, nhưng nó lại cực kỳ ít đạn và bạn cũng không thể mua đạn giữa chừng. Điều này làm cho tiết tấu quá nhanh mà bản đồ thì nhỏ, thành ra việc di chuyển chiến thuật giữa các thành viên sẽ không được tối ưu. Bạn chẳng cần phải chia người làm quái gì cho mệt, khi mà cứ rush đủ 5 người là nhanh nhất.
Tiếp theo hệ thống kỹ năng trong Valorant chưa đủ sức “lật” cả ván đấu như Overwatch, sẽ không có những pha bạn làm Reaper hay Genji lao vào chặt chém tưng bừng đâu, vì chiêu cuối chỉ ở mức “mạnh” chứ không phải kinh hoàng như Overwatch. Tôi không thích điều này lắm vì nó khiến cho game mất đi phần thể hiện kỹ năng, với lại bắn súng đã giống CS:GO rồi mà còn không cho đọ tay bo bằng chiêu cuối nữa thì… có vẻ nó khá là nhàm chán.
Và Valorant còn rất nhiều thứ bất cập, thí dụ như không cho thay Agent giữa trận, chưa có thêm bản đồ, chưa có nhiều chế độ chơi, vũ khí hơi bị quá đơn điệu… kiểu như nó giống một cái nồi lẩu thập cẩm trộn mỗi thứ một chút, nhưng cái nào cũng bình bình chẳng nổi bật được, mới đầu chơi kiểu là lạ cho vui thì hay nhưng tôi chưa thấy tiềm năng nào giúp nó có thể đánh bại được Overwatch hay CS:GO.
Nếu như một ngày đẹp trời bạn đang chán try-hard và muốn giải trí một chút, sao không thử làm một ván PUBG Mobile tổ đội “vui vẻ” cho nó thư giãn.
Đồ họa siêu nhẹ là ưu điểm cực lớn của Valorant, cái này thì Riot Games làm quá tốt vì bảo đảm là bất cứ máy tính nào hiện tại (trừ mấy cái tối cổ) cũng có thể trải nghiệm game mượt mà. Việc đăng ký Valorant tự động phân theo IP của người dùng cũng khá thông minh, khi nó bảo đảm bạn sẽ có đường truyền tốt nhất (mặc dù hiện tại game thủ Việt Nam muốn chơi phải fake IP sang server SEA). Tạo hình các nhân vật ở mức tạm được, tất nhiên nếu nói về phong cách hay chất riêng thì vẫn còn thua xa Overwatch, nhưng ít nhất thì với một game kiểu như Valorant thì thế là ổn rồi.
Phần âm thanh cũng rất tốt khi Riot Games cực kỳ chú trọng việc làm sao để nổi bật tiếng bước chân và tiếng di chuyển. Bạn sẽ cảm nhận ra rằng tầm xa và mức độ nặng nhẹ của kẻ địch xung quanh, cũng như hướng đạn và tiếng rít của kỹ năng khi nó bay vào người mình. Nhưng mà vẫn câu nói cũ, bản đồ quá bé thành ra đôi khi mọi thứ nó cứ lẫn loạn cào cào cả lên, thậm chí nhiều khi vừa bước ra ngoài đã gặp nhau luôn thì còn cần quái gì nghe ngóng nữa.
Cuối cùng xét theo thời gian ngắn thì Valorant còn xa mới đạt tới tầm có thể thi đấu như Overwatch hoặc CS:GO, vì nó không tạo được hứng thú cần thiết cho người xem. Nếu như tính về chiến thuật thì như tôi đã nói bản đồ quá nhỏ và không thể đổi Agents khi chơi, thành ra bạn sẽ dính chết từ đầu tới cuối chứ không xoay chuyển tùy tình hình được. Hơn nữa mỗi Agent lại có kỹ năng khác nhau chứ không như CS:GO, nói đơn giản thì nếu muốn chơi lựu đạn khói thì bạn buộc phải chọn đúng Agents và đạn lửa cũng vậy… nhưng nếu như tới lúc thua mới nhận ra mình không cần chúng thì sao, mọi thứ khá là mệt mỏi đấy.
Còn nếu xét theo kiểu biểu diễn thì lại càng thiếu, Overwatch nổi tiếng vì những màn “cân all” đầy ảo diệu khi một ai đó bật ulti và lên đồng, nhưng do chiêu cuối trong Valorant còn chưa bá tới độ đó (chắc vì bản đồ nhỏ nên phải giảm), nên bạn sẽ thấy có chiêu cuối hay không đôi khi cũng chẳng ảnh hưởng lắm tới chiến thắng. Với những newbie thì điều này rất quan trọng, vì tôi bắn vốn đã trình gà mà còn gặp tình trạng này nữa, đáng lý là phải chống càng như Bastion mới phải chứ, cho người ta cảm giác sung sướng khi multi kill thì chơi mới lâu được.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
{
"@context": "http://schema.org",
"@type": ["VideoGame"],
"operatingSystem":"Windows",
"applicationCategory":"5v5 character-based tactical shooter",
"image":"https://motgame.vn/wp-content/uploads/2020/03/Bookgrinder/valorant-banner.jpg",
"name":"Valorant",
"author":{"@type":"Organization","name":"Riot Games","url":"https://playvalorant.com/vi-vn/"},
"publisher":{"@type":"Organization","name":"Riot Games","url":"https://playvalorant.com/vi-vn/"},
"description":"Bất chấp việc có rất nhiều player đang tháo chạy qua Valorant, thì tôi vẫn đánh giá tựa game này chưa thể vươn mình lên thành siêu phẩm được đâu.",
"aggregateRating":{
"@type":"AggregateRating",
"ratingValue":"3.9",
"ratingCount":"1"
},
"offers":{
"@type":"Offer",
"price":"0",
"priceCurrency":"USD",
"availability":"http://schema.org/InStock"
}
}