Phụ Lục
Vốn là một fan gạo cội của series huyền thoại Gears of War từ những bản đầu tiên ra mắt trên XBOX 360, nên không có gì lạ khi Mọt tui đã tải trước bản game này về máy từ 2 tuần trước ngày ra mắt. Nói không ngoa thì Microsoft đã cải tiến bản Gears of War 5 (tên chính thức là Gears 5) lên một tầm cao mới. Nhưng không phải vì là fan gạo cội nên Mọt tui sẽ mù quáng đánh giá con game này điểm cao vì nó vẫn còn nhiều bước “cải lùi” mà theo Mọt là do các nhà phát triển quá tham lam và muốn kết hợp nhiều yếu tố cho dòng game đầy tính sử thi này.
Đầu tiên là về đồ họa, phải nói là The Coalition (Studio phát triển dòng game Gears từ năm 2015) đã “bào” hiệu năng của dòng máy XBOX ONE khi từng vật thể, từng khung cảnh, từng giọt nước … được chăm chút cực kỳ kỹ lưỡng. Đó là chưa kể bản đồ của Gears 5 cực kỳ rộng lớn (lớn nhất trong các bản Gears) ấy thế mà khi mở từng khu vực mới vẫn không có dấu hiệu lag máy. Đây là phần xử lý cực kỳ ấn tượng từ các nhà phát triển game.
Riêng trên PC, game được tối ưu khá tốt, sẽ tự tinh chỉnh cấu hình phù hợp với máy hiện tại giúp game chạy mượt với các máy cấu hình trung bình trong một độ “đẹp” vừa phải. Tất nhiên máy bạn vẫn phải đủ cấu hình tối thiểu trước đã.
Cải tiến thứ hai đó chính là tương tác của người chơi với môi trường tốt hơn, bạn có thể sử dụng các vật thể trong môi trường game làm lá chắn ví dụ đẩy cái tủ ngang làm lá chắn cho mình, sai bảo con robot lấy đạn, giật điện kẻ thù, lấy vũ khí, đạn dược từ tầm xa. Ngay cả môi trường cũng thay đổi khi bạn có thể bắn vỡ các bức tường để kẻ thù không thể ẩn nấp, có thể bắn vỡ băng để cho kẻ địch rớt xuống hồ băng, ngay cả nếu bạn không cẩn thận, đứng trên dòng sông băng vẫn bị quái bắn vỡ mặt hồ và ngủm củ tỏi, đây là phần cái tiến khá ấn tượng.
Cải tiến thứ ba là về chỉ số AI của NPC và cả quái vật, NPC giờ đây “có vẻ” linh hoạt hơn so với các phiên bản trước khi có thể xung phong tấn công địch, cứu người chơi khi đang “hấp hối”. Kẻ địch cũng có AI và di chuyển linh hoạt hơn khi những con quái cấp cao giờ đây biết ẩn nấp và tránh né đạn hơn là đứng đực ra nhìn người chơi nã súng vào mình.
Phần vũ khí cũng được tăng thêm vài loại, nhân vật cơ động hơn trong việc chọn lựa vũ khí phù hợp, trước đây thì chỉ có cây Lancer (súng cưa) để dùng, tuy nhiên nói gì thì nói Lancer vẫn là vũ khí phù hợp và dễ sử dụng nhất game.
Trong phần này, nhà sản xuất cũng “chơi lớn” khi hợp tác với nhà soạn nhạc nổi tiếng Ramin Djawadi để lo phần âm nhạc cho Gears 5. Nhà soạn nhạc này từng góp mặt trong rất nhiều dự án phim đình đám như Iron Man, Clash of the Titans, Pacific Rim, Warcraft and A Wrinkle in Time, các phim truyền hình Game of Thrones, Prison Break, Person of Interest, Jack Ryan và Westworld. Đặc biệt ông này đã thắng giải Grammy dành cho phần nhạc của mình trong các tập "The Dragon and the Wolf" và "The Long Night " trong Game of Thrones.
Điên tiết nhất trong phần chơi co-op của Gears 5 chính là việc chỉ cho 2 người chơi cùng. Nếu bạn nào đã chơi Gears 5 thì sẽ nhảy vào phản pháo game cho 3 người co-op lận, Mọt nói sai, nhưng để từ từ Mọt sẽ giải thích nhé. Bản Gears of War đầu tiên cho 2 người co-op, đến bản thứ 3 thì được 4 người co-op. Bản thân Mọt nghĩ 4 là con số rất đẹp (không tính phong thủy) khi có thể kết hợp được một team công thủ rõ ràng, nhưng có vẻ như việc cho 4 người chơi làm hao tài nguyên của game hay sao đó mà đến bản Gears of War 4 thì chỉ có 3 người chơi cùng nhau.
Bản này cũng cho 3 người chơi cùng nhau nhưng đáng tiếc người thứ 3 sẽ điều khiển một con robot trí tuệ nhân tạo (Jack). Bạn cứ nghĩ đi, khi vào chơi bạn có chấp nhận điều khiển một con robot chỉ biết nói tít tít te te, biết giật điện kẻ thù và để cho các người chơi khác sai vặt không. Chính vì vậy mà Mọt nói Gears 5 vẫn cho 2 người co-op chính là vì vậy. Nếu nói về con robot Jack thì Gears 5 cho chàng Jack này nhiều cải tiến khá thú vị khi có thể thu thập vật phẩm và nâng cấp kỹ năng. Kỹ năng thì cũng khá là bá đạo như tăng giáp tạm thời (5 giây), tàng hình cho các người chơi khác, tẩy não tạm thời bắt 1 kẻ địch về phe mình… tuy nhiên nếu áp dụng nó cho làm 1 người điều khiển thì xin lỗi chịu không nổi.
Có thể coi Monster Hunter World: Ice Borne như một tựa game độc lập luôn cũng được không phải chỉ là bản mở rộng, vì số lượng nội dung đồ sộ của nó.
Cái rất dở thứ hai đó chính là nhồi nhét phần “thế giới mở” vào dòng Gears, nếu ai chơi rồi thì sẽ biết dòng Gears nó hay ở chỗ cốt truyện và gameplay. Người chơi không quan tâm đến chuyện nâng cấp nhân vật, sục sạo thế giới tìm vật phẩm v.v… Mà cái rất tệ là việc áp dụng nửa nạc nửa mỡ, series Gears of War vốn dĩ là dòng game tuyến tính, đi qua một cảnh xong rồi đừng mong quay lại, dòng Gears 5 cũng vậy, nó áp dụng tuyến tính cho nhiều chương và thế giới mở cho nhiều chương.
Tất nhiên, Gears 5 không đơn thuần thêm cái thế giới mở vào để cho vui, lồng ghép trong đó là những nhiệm vụ phụ kèm theo các câu chuyện về những người đi trước. Bạn sẽ khám phá câu chuyện về những chiến binh từng thám hiểm và chiến đấu tại vùng đất này nhiều năm trước và điều đó không phải là vô ích.
Theo chân các nhiệm vụ phụ bạn sẽ nhặt được khá nhiều component (nâng cấp cho Jack), vũ khí đạn dược thêm và quan trọng nhất là các component đặc biệt. Đúng vậy, nhà sản xuất đã tạo phần thưởng cho các nhiệm vụ phụ là những trang bị giúp mở kỹ năng “ultimate” cho Jack. Đó là kỹ năng cấp cuối màu vàng có tác dụng cực mạnh cho mỗi tính năng mà Jack có (mỗi cái có 1 ultimate riêng).
Như đã nói ở trên, dòng game Gears of War vẫn luôn được đánh giá cao ở cốt truyện và những diễn biến trên hành tinh SERA, về những chiến sĩ COGs luôn lấy thân mình để bảo vệ hòa bình cho nhân loại. Ở Gears 5, các nhà sản xuất tiếp tục cuộc hành trình của thế hệ COGs đời thứ 2 với các nhân vật chính là JD (con trai của Marcus), Del và Kait, đặc biệt cốt truyện tập trung khai thác nội tâm nhân vật Kait. Gears 5 vén bức màn bí mật về thân thế của Kait và đào lại những ký ức thương đau của các chiến sĩ COGs trước đây. Mọt Game sẽ có phần cốt truyện chi tiết của Gears 5 ở các bài sau.
Bản PC có thể mua tại đây.
Cấu hình tối thiểu: