Hình tượng phổ biến về ma cà rồng trong văn hóa châu Âu chính là vị bá tước Dracula thường ẩn núp tại lâu đài nằm trên núi Carpathian, thuộc biên giới giữa Transilvania và Moldovia trong tác phẩm văn học cùng tên. Những người mê tín vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hoặc động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tục ăn thịt người. Uống máu người khác đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín.
Trong nhiều thế kỷ đã có nhiều hiện tượng huyền bí và đáng sợ khiến người dân hoang mang, một dịch bệnh đã tràn lan và giết chết nhiều người. Người ta cho rằng là do tà thuật phù thủy gây ra, ma cà rồng đội mộ sống lại và lấy đi sự sống của người sống. Những cái xác chết kỳ lạ không phân huỷ hay thối rữa, móng tay, tóc, răng mọc dài ra như còn sống và có máu chảy ra từ mắt, mũi, miệng và đôi khi cả tai, nhìn như một người đang ngủ hay vừa mới chết cho dù đã bị chôn trong nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm mà vẫn không có dấu hiệu phân hủy hay thối rữa mà Hồng hào, đỏ tươi và bụng to như vừa mới ăn uống no nê được cho là đã biến thành ma cà rồng. Mắt trái mở và có vẻ cơ thể đã di chuyển.
Mặc dù ma cà rồng được ghi nhận trong nhiều nền văn hóa khác nhau từ tận thời cổ đại thế nhưng cho đến khi một số tin đồn và hiện tượng khó giải thích về ma cà rồng xuất hiện vào châu Âu bắt đầu rộ lên thì sinh sinh vật huyền bí này mới bắt đầu trở nên tiếng. Ma cà rồng hay vampire là tên gọi phổ biến nhất thế nhưng ở mỗi vùng đất người ta lại gán cho sinh vật huyền huyễn này một danh xưng cùng mô tả hành vi giết chóc, thói quen uống máu rất khác nhau.
Chẳng hạn như người Babylon gọi nó là Lilu, dân Summer vùng Lưỡng Hà lại cho rằng đó phải là Akhkharu. Ma cà rồng có tên gọi vrykolakas tại Hy Lạp và strigoi tại Romania. Các nền văn hóa từ Đông sang Tây ghi nhận nhiều câu chuyện dân gian về những loài yêu quái hút máu người. Nếu ở phương Tây có loài sinh vật huyền thoại Ma Cà Rồng. Thì các nền văn hóa châu Phi lại ghi nhận sự xuất hiện của Adze – Loài côn trùng hút máu hóa thân của quỷ dữ. Đến các nước Đông Nam Á. Chúng ta có loài dơi hút máu nửa thật nửa giả và tại Nhật Bản, là sự xuất hiện của Kyuuketsuhime.
Có nhiều câu chuyện dân gian khác nhau, gần như không đề cập đến tên tuổi cụ thể nhưng đều được nhìn nhận là kể về Kyuuketsuhime Âm Dương Sư. Một thiếu nữ gầy gò, xanh xao với gương mặt trắng bệch luôn lang thang trong đêm với bộ yukata trắng toát. Có lúc nàng chỉ đơn giản là trêu đùa những người khách qua đường với sự thoắt ẩn thoắt hiện. Có lúc, nàng sẽ hung bạo tấn công họ. Để hút lấy máu – nguồn sống tinh túy trong mỗi con người.
Một vài câu chuyện kể rằng Kyuuketsuhime là những cô gái trẻ. Bị mang đi hiến tế cho sơn thần trong các ngôi làng Nhật Bản cổ đại. Bị ném vào trong rừng núi với cơn đói khát. Họ phát điên và tấn công mọi sinh vật sống để uống máu chúng.