Nếu bạn hỏi tôi rằng cộng đồng phát triển game mobile Việt có mạnh không? Tôi sẽ trả lời rằng họ khá mạnh đấy nhé! Nhưng giờ đây chúng ta gần như chẳng còn thấy sự hiện diện của họ nữa vì đơn giản là họ đã mất niềm tin vào thị trường nội địa.
Nhưng vì đâu nên nỗi?
Flappy Bird và những bài học khác
Chúng ta hãy xét về trường hợp điển hình nhất của cộng đồng phát triển game mobile Việt: Flappy Bird. Khi game trở thành một hiện tượng nổi tiếng, tác giả phát triển Nguyễn Hà Đông đã phải chịu sức ép từ rất nhiều phía. Mà nặng nhất chính là những sự dè bĩu, soi mói, chê bai và thậm chí là thù hằn từ cộng đồng mạng Việt Nam.
Lúc đó nhiều người đã cảm thấy Nguyễn Hà Đông đang bị “cyber bully” từ cộng đồng mạng chỉ vì sự thành công của mình. Tất nhiên kéo theo đó là hàng loạt rắc rối khác như soi mói về đời tư, công việc và nhiều tin đồn bịa đặt về việc anh tự sát chết hay bị bắt vì trốn thuế… Sau tất cả, khi anh phải gỡ bỏ game và lui về im lặng để sắp xếp các công việc liên quan đến thu nhập và khai báo thuế thì mọi thứ mới dần trở nên yên ổn.
Một điểm đặc biệt là thu nhập của anh đến từ nước ngoài, cộng đồng mạng chửi rủa mạt sát Nguyễn Hà Đông hăng hái nhất lại không phải là đối tượng nuôi sống sự nghiệp của anh. Trong khi cộng đồng nước ngoài lại rất trân trọng anh, xem anh như một điển hình thành công và mời anh đi phát biểu, giao lưu tại các sự kiện dành cho cộng đồng phát triển game.
Tuy nhiên việc bị kỳ thị hay anti không phải là lý do duy nhất khiến cộng đồng phát triển game mobile Việt tháo chạy. Chúng ta hãy xét về trường hợp một game mobile Việt phát hành tại thị trường Việt: 2112 Revolution. Đây là tựa game do Hiker Games (trước đây là Emobi games) phát triển cho mobile và do Soha phát hành cuối năm 2012. Giờ đây bạn cũng đâu còn nghe nói gì về nó nữa đúng không?
Rắc rối chính là ở việc game thủ Việt kỳ vọng quá cao cho 1 game được sản xuất bởi một đội ngũ còn chưa có nhiều tiềm lực ở một nơi có nền tảng phát triển game chưa cao như Việt Nam. Sản phẩm do nhà phát triển game mobile Việt đều bị mang so với các thị trường mạnh khác như Trung Quốc, Hàn Quốc nên họ thường bị định kiến là làm game chưa “ra gì” và bị cộng đồng chơi game lạnh nhạt.
Tuy nhiên trường hợp kinh khủng nhất của Hiker Games với cộng đồng mạng không phải là 2112 Revolution mà là sản phẩm FPS cho PC – 7554. Khi game này ra mắt, chỉ một số ít mua và ủng hộ trong khi phần còn lại lên tiếng chê bai và so sánh nó với… Modern Warfare. Tệ hơn nữa, một số game thủ Việt đã lên diễn đàn crack game lậu nước ngoài… nhờ các nhóm crack phá dùm game để được chơi miễn phí.
Nhà phát triển game mobile Việt đang hướng ngoại là chính
Với những “phốt” bên trên, nhiều nhóm phát triển game mobile Việt đang chọn con đường âm thầm hướng ngoại, không làm game có tiếng Việt nữa mà thay vào đó là game dùng tiếng Anh và phát hành trên App Store – Google Play.
Họ cũng không hé lộ hay công bố thông tin gì nhiều về việc mình đang làm game gì. Hầu hết cộng đồng phát triển game mobile Việt điều rút về “ở ẩn” và phát triển dưới dạng start-up. Chỉ một số tên tuổi vốn đã nổi từ trước như Hiker Games, Divmob, Horus Entertainment… là còn được nhớ tên.
Tất nhiên, vẫn còn một số nhóm còn lưu giữ niềm tin với cộng đồng Việt nên thỉnh thoảng vẫn có thông tin về các nhóm phát triển game mobile Việt công bố thông tin về dự án dành cho thị trường Việt như phiên bản chuyển thể lên mobile của VLTK vừa qua là một ví dụ.
Điều đó cho thấy niềm tin với thị trường Việt vẫn còn và chỉ cần một tín hiệu thuận lợi, các nhà phát triển sẽ quay về thị trường nội địa.
ALAX – Tín hiệu mới cho làng game Việt?
Gần đây, thông tin về một nền tảng mới mang tên ALAX sắp được hé lộ tại Việt Nam đã được truyền tai nhau trong cộng đồng phát hành game. Đây được xem là một nền tảng bán game thuộc bên thứ 3 được phát triển dựa trên công nghệ blockchain và phát hành toàn cầu.
Tuy các chi tiết chuyên sâu vẫn chưa được hé lộ nhưng theo một số mô tả sơ bộ, đây sẽ là nền tảng phát hành game quy mô toàn cầu với hệ thống thanh toán IAP tương tự như các cửa hàng game của “chính chủ” như App Store và Google Play. Điểm đáng chú ý là ALAX sẽ có phiên bản tiếng Việt, có đội ngũ hỗ trợ tại Việt Nam.
Điều này sẽ giúp cho các nhà phát triển game Việt tránh được hầu hết các rắc rối khi cho phép tùy chỉnh phiên bản riêng cho thị trường Việt như ngôn ngữ và giá tiền bán game, giá bán item trong game trong khi vẫn giữ được các tính năng kiếm tiền từ quảng cáo của các kênh nước ngoài.
Hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ blockchain cũng tránh được các trick nhằm quỵt tiền thông qua chính sách thanh toán chậm thường thấy ở các cửa hàng game lớn khác. Người chơi sẽ thanh toán bằng hệ thống riêng của ALAX nên sẽ không bị “mua xong từ chối trả tiền” như kiểu dùng thẻ tín dụng.
Nhìn chung với sự xuất hiện của ALAX cộng đồng phát triển game mobile Việt đang có một cơ hội lớn để tiếp tục khai thác thị trường trong nước song song với thị trường nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội không chỉ giúp tăng thêm lợi nhuận cho nhà phát triển mà còn giúp họ quay lại thị trường Việt giúp nâng cao sự phát triển của cộng đồng phát triển game mobile Việt.
Trang web chính thức: https://alax.io/
Facebook: https://www.facebook.com/alaxvietnam/