Phụ Lục
Nếu ở phần 01, Mọt đã phân tích qua đâu là nguyên nhân thành công của các tựa game, mô hình doanh thu và bối cảnh hiện tại của thị trường game. Thì với Phần 02 này, Mọt sẽ đi sâu vào phân tích về GameFi là gì, tại sao mô hình game mới nổi này lại phát triển vượt bậc đến thế?
(1) GameFi = Game + Finance. Để một dự án GameFi thành công thì ngoài yếu tố chất lượng game, dự án cần phải có một nền kinh tế tốt. Hiện tại chưa có một dự án nào làm được điều đó.
(2) Động lực phát triển của game truyền thống là tạo ra doanh thu, động lực phát triển của GameFi là tăng giá trị tài sản. Điểm yếu của GameFi là lượng cầu không đủ để tạo ra giá trị cho tài sản.
(3) Với một tựa game có chất lượng tốt và thu hút người dùng, tài sản nào gắn với giá trị cốt lõi của game sẽ có xu hướng phát triển tốt hơn các loại tài sản khác.
GameFi = Game + Finance. Bên cạnh yếu tố chất lượng game các game còn phải để ý đến nền kinh tế của game. Đây không phải là bài toán 1+1=2, vì bên cạnh việc xét riêng yếu tố chất lượng game và nền kinh tế của game ta còn phải tìm cách để kết hợp và cân bằng cả hai yếu tố.
Hầu hết token đều đã mất hơn 95% giá trị từ đỉnh, các game mất ít giá trị nhất (dao động ở khoảng 90%) là các game có chất lượng thuộc hàng đầu và vẫn cập nhật thường xuyên. Aavegotchi giảm ít là do thiết kế tokenomics hạn chế cả việc tăng và giảm giá của token.
Xét Axie Infinity, game mở đầu xu hướng Play To Earn và là dự án tăng trưởng FDV tốt nhất. Doanh thu hàng ngày của Axie có lúc đạt hơn 16 triệu USD/ngày, vào thời điểm hiện tại con số này dao động từ 3,000 - 5,000 USD.
Tóm lại chưa có một model GameFi nào thành công và có thể phát triển ổn định như trong thị trường truyền thống.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa GameFi và game truyền thống nằm ở động lực phát triển.
Với game truyền thống, doanh thu được phân phối trực tiếp cho nhà phát hành và nhà đầu tư. Do đó nhà phát hành có thể tập trung vào việc tạo ra một game có nội dung hay để thu hút nguời chơi và tạo ra doanh thu.
Còn với GameFi động lực phát triển chính là làm tăng giá trị của tài sản (trong GameFi đó là token và NFT). Bên cạnh việc phải tạo ra một game chất lượng để thu hút người chơi dự án còn phải tạo ra một nền kinh tế để cân bằng lợi ích của các bên. Tất cả khiến việc tạo ra một dự án GameFi tốt phức tạp hơn nhiều lần.
Nhìn vào flyweel của GameFi, ta thấy điểm yếu lớn nhất là tài sản được backed bởi doanh thu phải thỏa mãn được nhiều thành phần. Nếu như doanh thu không theo kịp để tạo ra lượng cầu cho tài sản thì giá trị của tài sản giảm là điều chắc chắn
Tổng kết
(1) GameFi = Game + Finance. Bên cạnh yếu tố chất lượng game các game còn phải để ý đến nền kinh tế của game.
(2) Hiện tại chưa có một model GameFi nào thành công và có thể phát triển ổn định như trong thị trường truyền thống. Nguyên nhân do chưa có một thiết kế phù hợp đảm bảo quyền lợi các bên.
(3) Động lực phát triển của game truyền thống là tạo ra doanh thu, động lực phát triển của GameFi là tăng giá trị tài sản. Điểm yếu của GameFi là lượng cầu không đủ để tạo ra giá trị cho tài sản.
Chất lượng của GameFi có thể đánh giá tương tự game truyền thống. Sử dụng phương pháp tháp nhu cầu Maslow, ta có thể xét được mức độ thỏa mãn của người chơi và có góc nhìn liệu nội dung của game có được coi là tốt hay không.
Để đánh giá một nền kinh tế trong game có tốt hay không ta áp dụng quy luật cơ bản nhất trong việc xác định giá trị tài sản, quy luật cung cầu.
Theo quy luật cung cầu, khi giá hàng hoá tăng sẽ khiến lượng cầu giảm, nguồn cung lúc này cũng tăng lên theo giá hàng hoá. Ngược lại khi giá hàng hóa giảm sẽ khiến lượng cầu tăng, nguồn cung lúc này cũng giảm theo giá hàng hoá.
Ví dụ về giá xăng, ở biểu đồ đầu khi giá tăng sẽ khiến nhu cầu mua xăng của người dân giảm đi. Cùng là ví dụ đó ở biểu đồ hai giá xăng tăng kích thích các nhà sản xuất đẩy mạnh số lượng để bán được nhiều xăng hơn.
Áp dụng tháp Maslow và quy luật cung cầu để xét ví dụ về một vài dự án GameFi hot trong năm 2021.
Axie Infinity là tựa game turn-based, thể loại game dàn trận chiến thuật tấn công theo lượt. Đây là một trong những thể loại game được ưa thích và được phát triển rất nhiều trong traditional game. Không chỉ vậy Axie còn phát triển Ronin chain, một cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu lớn kể cả trong thời điểm Axie bùng nổ nhất.
Axie Infinity đáp ứng được cả 3 tầng trên của tháp Maslow:
Về căn bản, chất lượng game của Axie thuộc hàng tốt. Lý do chính khiến tựa game đang mất hết người chơi nằm ở yếu tố nền kinh tế.
Trong thiết kế đầu tiên của Axie Infinity, người chơi muốn “play” để “earn” thì trước tiên họ phải “pay” trước. Cụ thể, người chơi buộc phải mua tối thiểu 3 con Axie để chơi game.
Nguồn cung mới của Axie được tạo ra bằng cách trả một khoản phí dưới dạng SLP token và AXS token để nhân giống 2 Axies lại với nhau. Ở giai đoạn mở rộng mạnh, số lượng người chơi mới gia nhập network tăng đột biến, nhu cầu cho Axie tăng mạnh trên thị trường thứ cấp. Nhu cầu lớn hơn tổng cung dẫn tới việc giá Axie tăng giá trên thị trường thứ cấp.
Giá Axie tăng mạnh khiến ROI của việc nhân giống Axie rồi bán trên NFT marketplace tăng theo và kích cầu người chơi tích cực hơn trong việc nhân giống Axie. Việc nhân giống Axie lại cần AXS token và SLP token, điều này gián tiếp tăng demand cho AXS và SLP token trên thị trường thứ cấp và khiến cho chi phí tối thiểu của việc tạo ra một Axie mới tăng cao hơn.
Đây là một positive feedback loop cho Axie Infinity trong giai đoạn mở rộng. Đại khái, giai đoạn đầu (giai đoạn siêu mở rộng) của mô hình P2E 1.0 được miêu tả bằng Phase 1 dưới đây: Supply, demand, giá đều tăng.
Ở giai đoạn tiếp theo, nguồn cung Axie quá nhiều và lạm phát reward token (SLP) vẫn tăng mạnh trong khi lượng người mua không còn nhiều. Vấn đề với mô hình của Axie Infinity là nhu cầu cần tăng theo cấp số nhân vì nguồn cung tăng theo cấp số nhân.
Ngay cả khi demand của người dùng không đổi, bởi vì supply Axie & SLP đang tăng lên theo cấp số nhân, giá chắc chắn sẽ giảm. Một khi giá tiếp tục giảm mạnh, thị trường rơi vào tình trạng bão hòa thì các vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, thiết kế trước đây của Axie Infinity giúp dự án tăng trưởng rất nhanh trong pha mở rộng. Tuy nhiên khi chuyển sang pha co hẹp, dự án cũng sẽ chịu tác động tiêu cực mạnh do cung nhiều hơn cầu.
Thetan Arena là game “fork” Brawl Stars, một tựa game multiplayer theo hình thức sinh tử với hơn 100 triệu lượt tải của SuperCell. Người chơi sẽ cạnh tranh để bản thân hoặc tổ đội của mình trở thành người sống sót cuối cùng. Với gameplay kịch tính, dễ tiếp cận đã giúp Thetan nhận được nhiều lời khen khi mới ra mắt và thu hút được nhiều người chơi.
Tuy nhiên về yếu tố nền kinh tế, Thetan Arena có rất nhiều bất cập trong mô hình dự án.
Đầu tiên là về tokenomics short term.
Phân bổ mã thông báo THG
Có một lượng lớn token được nắm bởi team và các bên đầu tư. Hầu hết các bên đều có lịch khóa ngắn hạn và được trả token liên tục. Với giá token x hơn 250 lần từ giá public, token sẽ bị dump khi mở khóa là một điều dễ hiểu.
Yếu tố tiêu cực tiếp theo của Thetan là việc đi theo mô hình của Axie Infinity. Dự án cũng sử dụng model hai token và cơ chế giúp tạo ra các heroes. Các heroes có nguồn cung vô hạn nhưng lượng cầu của việc tạo ra heroes chủ yếu đến từ việc chơi game và nhận rewards token THC (token in-game của Thetan).
Tuy nhiên tổng cung của THC là vô hạn và lượng cung dần vượt qua lượng cầu. Bên cạnh đó THG cũng không có lượng cầu do use case mạnh nhất cũng chỉ là để tạo ra heroes hiếm.
Kết quả tất yếu là giá token giảm liên tục và làm mất dần động lực chơi game và tạo ra heroes.
Case của Thetan Arena là ví dụ của các dự án short term khi không có innovation và đi góp nhặt từ các bên khác. Các dự án này có thể làm tốt trong thời gian đầu khi uptrend và đúng narrative nhưng hầu hết đều suy giảm mạnh và thường không thể hồi lại nữa.